2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thi hành án hình sự một trong những công việc quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Bởi nó giúp bảo đảm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thiện hiện đúng đắn; cải tạo, giáo dục người bị kết án tù để họ trở thành người có ích cho xã hội; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho toàn xã hội. Đặc biệt là người bị kết án trong phạm vi quân đội thì sẽ được áp dụng những quy định riêng. Để công tác thi hành án hình sự trong quân đội được đảm bảo không thể không kể đến hoạt động quản lý của Bộ Quốc phòng. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý thi hành án hình sự. Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.
Điều 196 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý thi hành án hình sự như sau:
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ yêu cầu quản lý người bị tạm giữ, tạm giam trong các cơ sở giam giữ của Bộ Quốc phòng để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma túy để phục vụ việc tạm giữ, tạm giam. Số lượng người chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giữ, tạm giam nhưng không vượt quá 15%.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh