2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, là một cách để thực thi công lý và công bằng cho xã hội. Mục đích của giai đoạn thi hành án là buộc người bị kết án phải chấp hành bản án một cách nghiêm chỉnh, cảm hóa, giáo dục người bị kết án trở thành công dân tốt. Để thực hiện hoạt động thi hành án hình sự mà vẫn phải bảo đảm các chế độ, chính sách đối với người chấp hành án như về y tế, giáo dục, lao động… cần có sự kết hợp của các bộ, ban ngành khác nhau. Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ trong thi hành án hình sự. Nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.
Thứ nhất, thi hành án hình sự là một hoạt động quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án. Thi hành án hình sự chính là một trong những hoạt động mang tính thi hành pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự (được quy định tại Điều 11, Luật Thi hành án hình sự năm 2019) có trách nhiệm thi hành bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thứ hai, thi hành án hình sự được thực hiện theo trật tự do pháp luật quy định, với những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Toàn bộ quá trình thi hành các loại bản án, quyết định và các quan hệ liên quan đến việc thi hành được quy định cụ thể, rõ ràng. Trình tự thủ tục thi hành án hình sự hiện nay đã được quy định cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cùng hệ thống những văn bản hướng dẫn.
Thứ ba, căn cứ vào nội dung của thi hành án hình sự chính là các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là điểm thể hiện rõ nhất tính tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước của hoạt động thi hành án hình sự. Thi hành án hình sự mang tính thực hiện quyền lực Nhà nước bởi lẽ nó thực hiện theo những nội dung quy định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật, một văn bản của một cơ quan Nhà nước, là những phán quyết bắt buộc phải thi hành đối với một hoặc một số chủ thể nhất định. Thi hành án hình sự được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp, công cụ của Nhà nước, trong đó có cả biện pháp sử dụng bạo lực có tổ chức. Thi hành án hình sự cũng được thực hiện bởi lực lượng có tính chất, nhiệm vụ cưỡng chế chuyên nghiệp – quân đội và cảnh sát.
Thứ tư, thi hành án hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, có thể tước bỏ hoặc hạn chế nhất định những quyền và lợi ích về vật chất, tinh thần của người bị kết án. Ví dụ, khi nhận được quyết định thi hành án phạt tù, nếu đang được tại ngoại, trong thời hạn 07 ngày bị án phải đến cơ quan thi hành án được chỉ định để thi hành án, nếu không sẽ bị áp giải. Trong trường hợp bị án bỏ trốn, sẽ tiến hành truy nã và tổ chức vây bắt (Điều 23, Luật Thi hành án hình sự năm 2019). Quy định này cho thấy tính cưỡng chế vô cùng nghiêm khắc của thi hành án hình sự, bằng mọi cách phải cưỡng chế bị án đi thi hành án, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cũng như trừng phạt bị án, và bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, thi hành án hình sự mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Các cơ quan, tổ chức, công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả. Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một thực tế nó không phải là hoạt động tiến hành tố tụng thuần tuý.
Thi hành án hình sự phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Điều 199 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hình sự như sau:
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Điều 200 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong thi hành án hình sự như sau:
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng; chỉ đạo công tác giám định theo thẩm quyền; tổ chức các cơ sở chuyên khoa y tế để thực hiện biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Điều 201 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thi hành án hình sự như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Điều 202 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thi hành án hình sự như sau:
Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng chương trình, tài liệu, đào tạo giáo viên, tham gia dạy văn hóa cho phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh