Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an

 

Để bản án, của Tòa án được thực thi trên thực tế, công tác thi hành án hình sự đóng vai trò rất quan trọng, đăc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực. Ngày nay, hoạt động tội phạm ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo công tác thi hành án hình sự diễn ra một cách nghiêm minh, tuân thủ các quy định của pháp luật thì vai trò của cơ quan quản lý thi hành án hình sự là rất quan trọng. Nội dụng bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật thi hành án hình sự 2019 cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

 Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Đối với 2 cơ quan quản lí thi hành án hình sự trên sẽ được pháp luật quy định những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lí thi hành án hình sự như sau:

 - Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;

+ Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;

+ Tổng kết công tác thi hành án hình sự.

- Kiểm tra công tác thi hành án hình sự.

- Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án, đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng.

- Trực tiếp quản lý trại giam, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an.

- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ trưởng Bộ Công an giao.

So với Luật Thi hành án hình sự 2010, Điều 12 đã bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lí thuộc Bộ Công An là “quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng”. Việc bổ sung này là phù hợp với những quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về các biện pháp xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cụ thể, Điều 96 BLHS 2015 có quy định về áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng như sau:

Điều 96. Giáo dục tại trường giáo dưỡng

1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư