Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

bài viết sau đây trình bày về Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh

Ngày này, biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực thì các hoạt động tội phạm ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo công tác thi hành án hình sự diễn ra một cách nghiêm minh, tuân thủ các quy định của pháp luật thì vai trò của cơ quan thi hành án hình sự là rất quan trọng. Nội dụng bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Thi hành án hình sự 2019 về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh như sau:

- Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn cấp tỉnh:

+ Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự đối với trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;

+ Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.

- Tiếp nhận bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định; lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

- Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân và rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tiếp nhận người bị kết án phạt tù do nước ngoài chuyển giao về Việt Nam chấp hành án theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền, hoàn chỉnh hồ sơ thi hành án, báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự ra quyết định đưa đến nơi chấp hành án.

- Tổ chức thi hành án phạt trục xuất; tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này.

- Ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn.

- Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.

- Tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này.

- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo thẩm quyền.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Theo quy định của BLHS 2015, pháp nhân thương mại phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, do đó Luật Thi hành án hình sự 2019 bổ sung các quy định liên quan đến việc tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại là thể hiện sự tương thích, phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt và các quy định của BLHS 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư