Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

bài viết sau đây trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự

Ngày này, biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực thì các hoạt động tội phạm ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo công tác thi hành án hình sự diễn ra một cách nghiêm minh, tuân thủ các quy định của pháp luật thì vai trò của các cơ quan trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự là rất quan trọng. Nội dụng bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự.

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.

Tòa án trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Theo khoản 3 Điều 11 quy định về cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).

Theo đó, Tòa án là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự nằm trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự

Điều 21 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự như sau:

Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự

1. Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.

2. Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

3. Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.

4. Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.

5. Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài.

6. Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Theo đó, Luật Thi hành án hình sự 2019 đã bổ sung quyền của Tòa án trong thi hành án hình sự bao gồm: ra quyết định tiếp phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài; ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Trên thực tế có nhiều trường hợp người Việt Nam phạm tội và bị kết án ở nước ngoài nhưng được đưa về Việt Nam để chấp hành án hoặc người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam nhưng lại chuyển giao về quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc quốc gia có thẩm quyền khác để giải quyết. Khi thuộc vào những trường hợp này, tòa án cũng có thẩm quyền ra quyết định tiếp nhận hoặc chuyển giao người phạm tội nhằm bảo đảm tính tương thích với chức năng, nhiệm vụ của tòa án trong thi hành án. Nếu nhận thấy phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì tòa án có quyền ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần để kịp thời ra những quyết định nhằm giải quyết vụ án được chính xác. Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, trường hợp phạm nhân mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư