Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam trong thi hành án hình sự

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

bài viết sau đây trình bày về nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam trong thi hành án hình sự

Ngày này, biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực thì các hoạt động tội phạm ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo công tác thi hành án hình sự diễn ra một cách nghiêm minh, tuân thủ các quy định của pháp luật thì vai trò của các cơ quan trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự là rất quan trọng. Nội dụng bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam.

Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.

Trại tạm giam là gì?

Trại tạm giam là nơi để giam và giữ những người phạm pháp có lệnh tạm giam, tạm giữ hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền.

Theo khoản 3 Điều 11 quy định về cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

- Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).

Theo đó, trại tạm giam là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự nằm trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự. Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam (điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).

Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam trong thi hành án hình sự

Điều 18 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam như sau:

-  Trực tiếp quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam theo quy định của Luật này.

- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân.

- Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Theo đó, so với Luật Thi hành án hình sự 2010 thì nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam đã được mở rộng hơn. Việc này giúp tạo cơ sở pháp lí để thực hiện các hoạt động này trên thực tế và phần nào đó giảm tải cho các trại giam.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư