2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm chỉnh, sẽ làm cho công lý được thực thi và có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy hoạt động thi hành án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Để hoạt động thi hành án hình sự được thực hiện không thể không có đến vai trò của Ủy ban nhân dân. Để thực hiện vai trò của mình, pháp luật đã có những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong thi hành án hình sự. Hãy Liên Hệ Ngay với Luật Hoàng Anh để biết thêm các thông tin pháp lý liên quan hoặc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Thi hành án hình sự là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện qua việc quản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết án hình sự buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên.
Thứ nhất, thi hành án hình sự là một hoạt động quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án. Thi hành án hình sự chính là một trong những hoạt động mang tính thi hành pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự (được quy định tại Điều 11, Luật Thi hành án hình sự năm 2019) có trách nhiệm thi hành bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thứ hai, thi hành án hình sự được thực hiện theo trật tự do pháp luật quy định, với những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Toàn bộ quá trình thi hành các loại bản án, quyết định và các quan hệ liên quan đến việc thi hành được quy định cụ thể, rõ ràng. Trình tự thủ tục thi hành án hình sự hiện nay đã được quy định cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cùng hệ thống những văn bản hướng dẫn.
Thứ ba, căn cứ vào nội dung của thi hành án hình sự chính là các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là điểm thể hiện rõ nhất tính tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước của hoạt động thi hành án hình sự. Thi hành án hình sự mang tính thực hiện quyền lực Nhà nước bởi lẽ nó thực hiện theo những nội dung quy định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật, một văn bản của một cơ quan Nhà nước, là những phán quyết bắt buộc phải thi hành đối với một hoặc một số chủ thể nhất định. Thi hành án hình sự được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp, công cụ của Nhà nước, trong đó có cả biện pháp sử dụng bạo lực có tổ chức. Thi hành án hình sự cũng được thực hiện bởi lực lượng có tính chất, nhiệm vụ cưỡng chế chuyên nghiệp – quân đội và cảnh sát.
Thứ tư, thi hành án hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, có thể tước bỏ hoặc hạn chế nhất định những quyền và lợi ích về vật chất, tinh thần của người bị kết án. Ví dụ, khi nhận được quyết định thi hành án phạt tù, nếu đang được tại ngoại, trong thời hạn 07 ngày bị án phải đến cơ quan thi hành án được chỉ định để thi hành án, nếu không sẽ bị áp giải. Trong trường hợp bị án bỏ trốn, sẽ tiến hành truy nã và tổ chức vây bắt (Điều 23, Luật Thi hành án hình sự năm 2019). Quy định này cho thấy tính cưỡng chế vô cùng nghiêm khắc của thi hành án hình sự, bằng mọi cách phải cưỡng chế bị án đi thi hành án, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cũng như trừng phạt bị án, và bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, thi hành án hình sự mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Các cơ quan, tổ chức, công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả. Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một thực tế nó không phải là hoạt động tiến hành tố tụng thuần tuý.
Thi hành án hình sự phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.
4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
5. Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.
8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã.
Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Để thực hiện việc quản lý, chỉ đạo điều hành công việc hàng ngày của Nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân phải nắm được nhân lực, vật lực cũng như những tiềm năng khác của địa phương. Do đó, chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân khác so với hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội:
Điều 204 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án hình sự như sau:
Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại định:
Ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 204 Luật Thi hành án hình sự nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp trỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: Chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thuộc quyền quản lý để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án đối với pháp nhân thương mại..
Điều 205 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án hình sự như sau:
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 55/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi hành án hình sự nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương tham gia giáo dục, cải tạo phạm nhân như sau:
Theo đó, có thể thấy rằng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện có vai trò quan trọng, trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có liên quan để bảo đảm cho hoạt động thi hành án hình sự đạt được đúng mục đích cuối cùng của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội mà vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh