2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 43 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên được quy định như sau:
“Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.
2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.”
Đây là điều Luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên.
Tại Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định:
“Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
2. Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
a) Kiểm tra viên;
b) Kiểm tra viên chính;
c) Kiểm tra viên cao cấp.
3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
Từ đây ta có thể thấy, Kiểm tra viên là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, là cơ quan phụ trách, giúp đỡ Điều tra viên trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng. Chính vì vậy, Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Những quy định này chỉ ra rằng Kiểm tra viên thực hiện chủ yếu là chức năng giúp việc cho Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Tất cả những việc họ được làm đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kiểm sát viên hoặc chịu sự phân công từ Viện trưởng nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên là trước các Kiểm sát viên và Viện trưởng. Điều này cho thấy thẩm quyền của họ chỉ bó gọn trong những phần việc được giao mà không được phép chủ động thực hiện bất kì một nhiệm vụ nào nều chưa được sự đồng ý của những người mà họ giúp việc. Đây là những quy định chung nhất về thẩm quyền của Kiểm tra viên.
Nhưng quy định đối với thẩm quyền của Kiểm tra viên trong từng bộ luật cũng chỉ cụ thể hóa hơn một số nhiệm vụ cho phù hợp với chức năng của Viện kiểm sát trong từng ngành luật mà Viện kiểm sát thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình và vẫn trên tinh thần của Luật tổ chức Viện kiểm sát là đối với Kiểm tra viên tham gia chủ yếu với vai trò giúp việc và học hỏi các công việc mà Kiểm sát viên thực hiện. Vì khi tham gia tố tụng Kiểm sát viên phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau nên việc cần người cùng tham gia giúp những hoạt động tố tụng giản đơn sẽ khiến công việc Kiểm sát viên hiệu quả hơn. Và Điều luật cũng quy định trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng theo sự phân công của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình, nếu họ không làm tốt được công việc, chức năng, nhiệm vụ của mình. Và cũng giống như Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bên cạnh quyền hạn của mình thì không được làm một số công việc sau:
Như vậy, cùng với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cũng là người tiến hành tố tụng, bởi vậy nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự là rất quan trọng. Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm tra viên chủ yếu là những công việc hành chính, tổng hợp phục vụ công tác điều tra, trực tiếp giúp kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát và thực hành việc công tố với tư cách đại diện Viện Kiêm sát được phân công. Nhiệm vụ quyền hạn chính của Kiểm tra viên là ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tổ tụng hình sự. Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự. Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật. Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác trong quy trình giải quyết vụ án hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh