2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung được áp dụng với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp Bộ luật hình sự quy định. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về những quyền mà công dân bị tước khi chấp hành hình phạt này? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Quyền công dân có thể hiể là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch, công dân có các quyền bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.
Khoản 2 Điều 32 Bộ luật hình sự quy định:
“Điều 32: Các hình phạt đối với người phạm tội
[…]
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.”
Theo đó, tước quyền công dân là một hình phạt bổ sung.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 44. Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Tóm lại Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với người phạm tội là công dân Việt Nam phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm khác trong trường hợp luật quy định.
Các quyền công dân bị tước là:
- Quyển ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;
- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 1 năm đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù (nếu hình phạt chính là hình phạt tù) hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu người bị kết án được hưởng án treo.
Điều 126 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: “Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.”
Theo đó, trong thời gian bị tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Uỷ ban nhân dân cấp xã không được đưa người bị tước quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải xoá tên người đó trong danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri của người đó và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Luật Thi hành án hình sự 2019 về tước quyền làm việc tại cơ quan nhà nước như sau:
- Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được phép dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
- Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
Điều 128 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
- Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
- Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh