Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự là gì?

Thứ bảy, 20/01/2024, 07:47:38 (GMT+7)

Nội dung những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự nhanh chóng - hiệu quả.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Trong tố tụng hình sự, để giải quyết vụ án hình sự đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiền hành hoạt động chứng minh làm sáng tỏ bản chất của vụ án và những tinhg tiết có ý nghĩa, liên quan đến vụ án. Việc chứng minh thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết liện quan đến hành vi phạm tội, có ý nghĩa đối với việc định tội danh đúng hành vi và suy cho cùng có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Hãy GỌI NGAY tới 0908308123 cho luật sư chuyên về hình sự  để được tư vấn hoặc tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh.

 

 

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Vụ án hình sự là gì?

Vụ án hình sự là vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự và đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự. Các giai đoạn của vụ án hình sự bao gồm:

- Khởi tố vụ án hình sự

- Điều tra vụ án hình sự

- Truy tố

- Xét xử vụ án hình sự

- Thi hành án

Chứng minh là gì?

Chứng minh trong vụ án hình sự là quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tuân thủ các quy định của pháp luật tổ tụng hình sự tiến hành phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ và sử dụng các chứng cứ này làm phương tiện , căn cứ để xác định, làm rõ đối tượng chứng minh làm căn cứ giải quyết tất cả các vấn đề liền quan đến vụ án hình sự.

Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự

Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự hay đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp những sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định bằng chứng cứ để vụ án được giải quyết một cách đúng đắn. Đây là những vấn đề có vai trò rất quan trọng trong việc xác định tội phạm có xảy ra hay không và nếu có tội phạm xảy ra, thì quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và các hoạt động điều tra theo tố tụng để làm rõ vụ án, phục vụ truy tố và xét xử tội phạm. Điều đó có nghĩa, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, đồng thời cũng khẳng định những sự kiện, hiện tượng không phải là tội phạm xảy ra trong thực tế.

Điều 85 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 cũng đã quy định cụ thể về những vấn đề phải chứng minh trong cụ án hình sự như sau:

Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh:

1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

3. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

5. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

6. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

Cụ thể:

Thứ nhất, có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội

Việc chứng minh vấn đề này cho phép khẳng định hành vi phạm tội có xảy ra trên thực tế hay không, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội như thời gian, địa điểm, diễn biến, công cụ, phương tiện phạm tội…như thế nào. Đây là những dấu hiệu thuộc khách thể và mặt khách quan của tội phạm. Điều này phải căn cứ vào quy định của BLHS để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xâm phạm vào khách thể nào do BLHS quy định.

Thứ hai, ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội.

Theo đó, nếu chứng minh được có hành vi phạm tội xảy đã xảy ra trên thực tế thì câu hỏi tiếp theo là ai đã thực hiện hành vi phạm tội, nghĩa là xác định chủ thể của tội phạm. phải xác định tên, tuổi, nơi cư trú người thực hiện hành vi phạm tội. Tiếp đó, cần chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi hay không có lỗi, nếu có lỗi thì lỗi vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Đây là những yếu tố về chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm, có ý nghĩa trong việc xác định người đã thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu nghi ngờ năng lực trách nhiệm hình sự thì phải trưng cầu giám định.

Tội phạm được thực hiện dưới những hình thức gì: do một người hay do nhiều người thực hiện, có đồng phạm hay không, phạm tội có tổ chức hay không. Tội phạm xảy ra ở giai đoạn nào: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành.