2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hành vi giết người và đe dọa giết người cùng xâm hại đến quyền sống của con người nhưng lại rất khác biệt. Thực tế nhiều trường hợp, mọi người vẫn nhầm lẫn đe dọa giết người cũng là giết người. Vì lý do này, Luật Hoàng Anh sẽ chỉ rõ sự khác nhau giữa hai loại tội phạm trên trong bài viết dưới đây.
Nội dung |
Tội giết người |
Tội đe dọa giết người |
Căn cứ pháp lý |
Điều 123 Bộ luật hình sự |
Điều 133 Bộ luật hình sự |
Khách thể |
Khách thể của tội giết người là quyền được sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người. Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của con người. |
Khách thể của tội đe dọa giết người là quyền sống, quyền tự do, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Tội phạm này chỉ xâm phạm gián tiếp đến tính mạng bị hại, khiến bị hại tưởng mình sẽ bị giết. |
Mặt khách quan |
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội giết người được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi phạm tội có thể hành động hoặc không hành động. Các phương tiện như súng, dao, gậy gộc, tay chân, thuốc độc... Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường được thực hiện bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc, đấm đá v.v... Trường hợp không hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ví dụ: Một Y tá cố tình không cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để người bệnh chết mặc dù người Y tá này phải có nghĩa vụ cho người bệnh uống thuốc. Hậu quả trực tiếp của tội này thông thường là làm chết người trong trường hợp tội phạm hoàn thành. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương, bị cố tật hoặc nạn nhân không ảnh hưởng gì trong trường hợp giết người chưa đạt như nạn nhân bị bắn nhưng không trúng, đầu độc nạn nhân nhưng được cấp cứu kịp thời nên không chết,... Đó là trường hợp giết người chưa đạt đã hoàn thành. |
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn làm cho người khác lo sợ rằng mình sẽ bị giết. Người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe doạ lo sợ. Hành vi này chỉ có thể là hành động như bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn, nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng thật là mình có thể bị giết như: mài da, lấy súng lên đạn, viết thư, nhắn tin v.v... Nếu người bị đe doạ không lo sợ bị giết mà lại lo sợ về những hậu quả khác do bị cáo có thể gây nên cho mình, thì dù bị cáo có hành vi đe doạ giết người cũng không phạm tội này. Người bị hại có thể sợ người có hành vi đe doạ giết, nhưng cũng có trường hợp không sợ bị cáo giết mà lại sợ người khác giết mình, thì người có hành vi đe doạ vẫn phạm tội này. |
Chủ thể |
Tội giết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Chủ thể của tội đe dọa giết người là bất kì ai nhưng nhất thiết phải đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Mặt chủ quan |
Tội giết người chủ yếu được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, cũng có trường hợp do lỗi cố ý gián tiếp. Một số trường hợp luật quy định phải làm rõ động cơ, mục đích của người phạm tội như: vì động cơ đê hèn, để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác,... Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thân thể người khác và nhìn thấy trước hậu quả chết người. Tuy nhiên người phạm tội vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. |
Người phạm tội đe dọa giết người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả bị hại sẽ sợ sệt, bất an sẽ chết và mong muốn hậu quả ấy xảy ra. |
Hình phạt |
- Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với trường hợp người phạm tội giết người thể hiện mức độ và tính nguy hiểm cao của tội phạm. Các trường hợp này được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự. - Khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội giết người nhưng không thuộc các tình tiết tăng nặng ở Khoản 1 Điều 123. - Khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội. - Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội giết người có thể là cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. |
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đe dọa giết 01 người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Đối với 02 người trở lên; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; d) Đối với người dưới 16 tuổi; đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác. |
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh