2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Chế định “phòng vệ chính đáng” được đề ra nhằm khuyến khích người dân trong việc đấu tranh chống tội phạm xảy ra, ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể gây ra. Vậy thế nào là “phòng vệ chính đáng”? Pháp luật hình sự quy định thế nào về hành vi “phòng vệ chính đáng?
Điều 22 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
“Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Chế định về “phòng vệ chính đáng” gồm 02 nội dung chính gồm: khái niệm phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Thứ nhất, Khoản 1 Điều 22 không chỉ đưa ra khái niệm phòng vệ chính đáng mà còn khẳng định phòng vệ chính đáng không phải tội phạm:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”
Theo đó, phòng vệ chính đáng phát sinh khi có “hành vi xâm phạm quyền là lợi ích chính đáng” của cá nhân hoặc của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. “Hành vi xâm phạm” có thể được mô tả là một tội phạm trong Bộ luật hình sự, cũng có thể là hành vi không cấu thành tội phạm như hành vi đâm người khác của người không có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng cần ngăn chặn để tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Đặc biệt, Khoản 1 Điều 22 quy định, phòng vệ chính đáng chỉ khi “hành vi xâm phạm” “đang” xảy ra. Từ “đang” ở đây có thể hiểu trong hai trường hợp:
- “Đang xảy ra”: hành vi xâm phạm đang tiếp diễn, bởi nếu hành vi xâm phạm đã kết thúc thì không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Ví dụ, một người dùng vú lực khống chế người đang cầm dao đâm mình. Trường hợp hành vi xâm phạm đã kết thúc nhưng phòng vệ xảy ra ngay sau đó để giảm thiểu hậu quả xảy ra vẫn được chấp nhận là phòng về chính đáng. Ví dụ, một người đuổi theo tên cướp và dùng vũ lực khống chế tên cướp đó để lấy lại tài sản tên đó cướp giật của mình.
- “Đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc”: tuy hành vi chưa xảy ra nhưng có biểu hiện sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cho phép phòng vệ. Ví dụ một người đi trên đường thấy người khác đang rút dao chuẩn bị đâm cô gái đã lập tức dùng vũ lực khống chế người đó.
Một vấn đề quan trọng khác đó là sự chống trả của người phòng vệ, theo Điều 22 Bộ luật hình sự, sự chống trả là sự chống trả “cần thiết”. Điều này có nghĩa biện pháp chống trả của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là biện pháp cần thiết để có thể năng chặn được hành vi xâm phạm, ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi có thể gây ra.
Thứ hai, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Khoản 2 Điều 22:
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”.
Để làm rõ nội dung này, Chỉ thị số 07/TATC ngày 22/12/1983 của Tòa án nhân dân tối cao quy định:
“...Người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó’.
Người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có lỗi đối với việc vượt quá của mình. Tuy nhiên, Điểm c Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự đã đưa “phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh