2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tố tụng và liên quan trực tiếp đến quyền, tài sản của các chủ thể. Bởi vậy trong hoạt động thi hành án hình sự thì tố cáo cũng là hoạt động không thể thiếu. Tố cáo là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch, tuân thủ pháp luật trong hoạt động thực thi pháp luật đồng thời đây cũng là một trong các cách để bảo vệ quyền của cá nhân tố cáo. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm đưa một bản án, một quyết định của Tòa án ra thi hành, là một cách để thực thi công lý, công bằng cho xã hội.
Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Từ đó có thể hiểu tố cáo trong thi hành án hình sự là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thi hành án hình sự hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự.
Điều 10 Luật Tố cáo 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong thi hành án hình sự như sau:
Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
- Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
- Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
- Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
- Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Đi kèm với những quyền trên người bị tố cáo phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
- Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh