2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Phạm nhân là người bị kết án phạt tù, bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định theo bản án. Trong quá trình chấp hành án, họ có nghĩa vụ lao động, học tập, cải tạo để trỗ thành công dân có ích cho xã hội. Với tính chất là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước, trong quá trình chấp hành án phạm nhân sẽ không được hưởng đầy đủ tất cả các quyền con người, quyền công dân như những người bình thường khác. Bởi vậy cần xác định rõ ràng, cụ thể các quyền của phạm nhân để vừa phải bảo đảm tính nhân đạo nhưng cũng vừa phải bảo đảm tính nghiêm khắc của hình phạt tù; đồng thời bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đáp ứng của Nhà nước.
Phạm nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 định nghĩa phạm nhân như sau: “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.”
Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình, không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
Quyền của phạm nhân
Khoản 1 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền của phạm nhân bao gồm:
- Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
- Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
- Được lao động, học tập, học nghề;
- Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
- Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
Theo đó có thể thấy Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về các quyền của phạm nhân một cách cụ thể, chi tiết thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, đảm báo tốt nhất quyền con người trong quá trình chấp hành án.
Nghĩa vụ của phạm nhân
Khoản 2 Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nghĩa vụ của phạm nhân bao gồm:
- Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
- Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
- Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
Việc quy định nghĩa vụ của phạm nhân vừa bảo đảm tính nghiêm khắc của hình phạt tù; đồng thời bảo đảm tính khả thi công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân được diễn ra một cách hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh