2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật hình sự có quy định hai tội phạm thực hiện trong cùng một trạng thái giống nhau là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Bản thân hành vi thực hiện tội giết người và tội cố ý gây thương tích đã có nhiều điểm tương đồng. Vậy làm thế nào để phân biệt được hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi nào là hành vi phạm tội giết người, khi nào là hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho cơ thể người khác.
- Đều là hành vi của một người không tự kiềm chế được mình trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân thích của mình. Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc,...
- Đều phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí) tuy nhiên nó chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường.
- Nạn nhân thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng trước. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là hành vi trái pháp luật nói chung (không chỉ riêng trái pháp luật hình sự) và phải ở mức độ nghiêm trọng xảy ra một cách tức thời. Cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức nặng nề, đến một thời điểm nhất định mới bùng lên thì vẫn được coi là tinh thần bị kích động mạnh.
Chủ thể thực hiện hai tội phạm nêu trên đều chỉ có thể là cá nhân từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Chủ thể của tội phạm không thể là đồng phạm hay phạm tội có tổ chức bởi trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái xảy ra tức thì sau khi nạn nhân thực hiện hành vi trái pháp luật trước. Đồng phạm hay phạm tội có tổ chức cần những người đồng phạm có sự bàn bạc, phân công nhiệm vụ, vai trò trong vụ án đồng phạm, nó không thể xảy ra trong trạng thái tức thì bị kích động mạnh về tinh thần.
- Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho cơ thể của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người từ đủ 16 tuổi. Quy định này phù hợp với tâm sinh lý của người phạm tội chưa thành niên. Người dưới 16 tuổi thường dễ kích động, chưa biết kiềm chế, dễ rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đặc biệt chưa nhận thức được hết hậu quả xảy ra đối với hành vi của mình.
- Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Như đã phân tích ở trên, vốn dĩ người phạm tội là người bình thường, nhưng lúc phạm tội, tinh thần của họ bị kích động mạnh, sau đó họ sẽ trở lại bình thường. Người bình thường ở đây là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.
Người phạm tội thực hiện hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân với lỗi cố ý trực tiếp. Tuy đang bị kích động mạnh, khó có thể làm chủ bản thân nhưng người phạm tội không mất đi hoàn toàn ý thức nhưng họ vẫn thực hiện hành vi với mong muốn hậu quả xảy ra.
Nội dung |
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh |
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho cơ thể của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh |
Căn cứ pháp lý |
Điều 125 Bộ luật hình sự |
Điều 135 Bộ luật hình sự |
Khách thể |
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xâm phạm quyền sống của con người. Như vậy, khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là quyền sống của con người, quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người.
|
Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khoẻ của con người. Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của con người.
|
Hậu quả của tội phạm |
Nạn nhân bị tước đoạt tính mạng trái phép. Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Về mặt chủ quan, người phạm tội mong muốn hậu quả này sẽ xảy ra dù đang trong trạng thái kích động |
Hậu quả của tội phạm là nạn nhân bị thương tật với tỉ lệ từ 31% trở lên thì mới phạm tội này. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 20/2014/TT-BYT ngày 02/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, pháp y tâm thần. Điểu b Khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự quy định trường hợp cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cơ thể người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà dẫn đến hậu quả chết người. Trường hợp này, về mặt chủ quan, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả chết người xảy ra, họ chỉ mong muốn hành hạ cơ thể, sức khỏe của nạn nhân do nạn nhân đã xâm phạm đến lợi ích của mình trước. Đây là trường hợp dễ gây hiểu nhầm giữa tội giết người trong trạng thái kích động mạnh và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho cơ thể của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. |
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh