2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ là một trong những nội dung quan trọng, đóng vai trò là một trong những căn cứ quyết định một người có bị truy cứu trách nhiệm về một loại tội phạm cụ thể theo quy định hay không. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ là một nguồn chứng cứ quan trọng phục vụ việc giải quyết vụ án. Họ là những người bị nghi thực hiện tội phạm, biết rõ nhất họ có thực hiện hành vi tội phạm hay không, nếu họ thực hiện hành vi tội phạm thì biết rõ về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc thực hiện hành vi, diễn biến và hậu quả của hành vi bị coi là tội phạm.
Căn cứ Điều 95 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ được quy định như sau:
“Điều 95. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.”
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, tiếp tục bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra.
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố: Theo quy định tại điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì: Người bị tố giác là người bị người khác phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Người phạm tội tự thú: là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
- Người phạm tội đầu thú: là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.”
Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ là sự trình bày bằng miệng của họ về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Lời khai của những người này, được thực hiện trước các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ đề cập việc người đó bị nghi thực hiện tội phạm, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không, người thực hiện hành vi phạm tội để có căn cứ ra các quyết định tố tụng như khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ, áp dụng các hoạt động điều tra theo thẩm quyền tiến hành tố tụng, theo thủ tục do phap luật tố tụng hình sự quy định.
Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ phải được kiểm tra, xác minh về khách quan của tính liên quan thông tin, được ghi lời khai theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì mới được coi là chứng cứ của vụ án
Sau khi nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lấy lời khai của họ về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm. Người bị giữ, bị bắt trình bày về lý do họ bị giữ, bị bắt, nêu ra yêu cầu, đề nghị của mình. Người phạm tội tự thú, đầu thú trình bày toàn bộ những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của họ, trong đó bao gồm cả lý do đến đầu thú, tự thú.
Và so với Điều luật 2003 thì Điều luật năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung như: Sửa tên điều luật và nội dung của Điều luật, bổ sung cụm từ:”Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú”.
Từ Điều luật trên chúng ta có thể thấy, lời khai của các chủ thể như: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ chính là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho CQTHTT có thể xác minh làm rõ vụ án một cách nhanh chóng và thuận tiện bên cạnh đó lời khai của các chủ thể trên còn có ý nghĩa hết sức đặc biệt đó chính là bảo vệ quyền con người, bảo đảm quyền của công dân. Khi các chủ thể trên bị bắt giữ, khởi tố hay bị tạm giữ, trước hết các chủ thể trên phải có quyền đưa ra những ý kiến trình bày của mình với các CQTHTT, đưa ra những lời khai chứng minh họ vô tội với ý nghĩa đó có thể làm giảm bớt khả năng oan sai và bắt người vô tội trong quá trình thực hiện tố tụng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh