2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lời khai của bị can, bị cáo là nguồn chứng cứ không thể thiếu trong vụ án hình sự. Ngay sau khi khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành hỏi cung bị can. Số lần hỏi cung hoặc khai báo của bị can, bị cáo không bị giới hạn. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội, có nghĩa là họ có thể nhận tội hoặc không nhận tội.
Căn cứ Điều 98 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về thu thập lời khai của bị can, bị cáo được quy định như sau:
“Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.”
Đầu tiên chúng ta hiểu thế nào là “bị can” và “bị cáo”?
- Bị can: là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này. (Khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015).
- Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (Khoản 1 Điều 61 BLTTHS 2015).
Như vậy, bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị can, bị cáo là những người bị buộc tội. Khi tham gia tố tụng họ trình bày những tình tiết của vụ án liên quan đến việc phạm tội của họ và việc phạm tội của những đồng phạm khác. Họ có quyền trình bày lời khai nhận tội hoặc lời khai cho rằng mình không phạm tội, hoặc phạm tội không phải tội đã bị khởi tố, truy tố, xét xử.
Bị can, bị cáo là chủ thể của tội phạm nên là người hiểu đầy đủ nhất, sâu sắc toàn diện hành vi phạm tội và vụ án, lời khai của bị can, bị cáo chính là nguồn chứng cứ mang tính chất đặc biệt, được quy định bởi địa vị pháp lý của họ trong tố tụng hình sự: Bị can, bị cáo là người biết rõ hơn ai hết mình có thực hiện tội phạm hay không và nếu có thực hiện tội phạm, biết rõ về động cơ, mục đích thực hiện tội phạm và những tình tiết khác có liên quan; số phận của bị can, bị cáo phụ thuộc trực tiếp vào kết quả giải quyết vụ án, bởi lẽ, trong trường hợp bị tòa án tuyên có tội, họ có thể bị áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp hình sự khác, nên các CQTHTT yêu cầu họ trình bày những tình tiết của vụ án.
Lời khai của bị can là sự trình bày bằng miệng của người đã bị khởi tố về hình sự về những tình tiết của vụ án, được thực hiện trước Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, theo thủ tục do pháp luật quy định.
Lời khai của bị cáo là sự trình bày bằng miệng của người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử về những tình tiết của vụ án, được thực hiện trước Hội đồng xét xử, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Bị can, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, nên họ đã ý thức được hình phạt mà họ sẽ phải chịu, thâm chí phải là mức hình phạt cao. Vì vậy, tâm lý tội phạm, tâm lý bị can, bị can, bị cáo không dễ dàng nhận tội. Thực hiện điều tra cho thấy có những vụ án, bị can, bị cáo nhận một tội nhẹ hơn hoặc nhận thay cho người thân (vợ, con…). Mặt khác, thông tin về tội phạm và vụ án là logic, thống nhất nên lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Nội hàm của Điều luật không chỉ cụ thể hóa nguyên tắc suy đoán vô tội, mà còn đòi hỏi cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi tiến hành lấy lời khai, xét hỏi cần có nhận thức mới về quyền của bị can, bị cáo khai báo hoặc im lặng, không được áp dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm buộc họ phải khai báo không tự nguyện, không buộc họ phải chứng minh mình vô tội, đưa ra lời khai chống lại chính họ hoặc buộc phải nhận mình có tội. Bên cạnh các quy định về trình tự, thủ tục lấy lời khai, hỏi cung hoặc xét hỏi tại phiên tòa, một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng là phải bảo đảm tính hợp pháp trong biên bản ghi nhận lời khai của bị can, bị cáo là sự hiện diện của người bào chữa trong trường hợp họ tham gia tố tụng.
Để chống oan sai, không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Trên cơ sở quy định này, các CQTHTT phải thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ khác để xác định lời nhận tội của bị can, bị cáo có đúng sự thật hay không. Không được chỉ tập trung áp dụng các biện pháp để kiểm tra bị cáo nhận tội mà bỏ qua việc phát hiện, kiểm tra, đánh giá chứng cứ khác.
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thử tục do Bộ luật này quy định và có bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Lời nhận tội của bị can, bị cáo phải được kiểm tra, so sánh, đối chiếu với các chứng cứ khác của vụ án, nó chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Quy định này phù hợp với trách nhiệm chứng minh của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thời bảo đảm việc buộc tội, kết tội phải được đánh giá một cách toàn diện, tránh việc nhận tội thay hoặc bị ép buộc, bức cung, dùng nhục hình trong khai báo của bị can, bị cáo.
Như vậy, để bảo đảm quyền công bằng, khách quan bị can và bị cáo cũng có quyền được trình bày ý kiến, đưa ra lời khai để tự bào chữa cho mình, họ không cần phải đưa ra những lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội trong vụ án hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh