Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:16 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày về Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tố tụng và liên quan trực tiếp đến quyền, tài sản của các chủ thể. Bởi vậy trong hoạt động thi hành án hình sự thì tố cáo cũng là hoạt động không thể thiếu. Tố cáo là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch, tuân thủ pháp luật trong hoạt động thực thi pháp luật đồng thời đây cũng là một trong các cách để bảo vệ quyền của cá nhân tố cáo. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiể qua bài viết sau đây.

Khái niệm thi hành án hình sự

Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm đưa một bản án, một quyết định của Tòa án ra thi hành, là một cách để thực thi công lý, công bằng cho xã hội. 

Tố cáo trong thi hành án hình sự là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Từ đó có thể hiểu tố cáo trong thi hành án hình sự là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thi hành án hình sự hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự. 

Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Khoản 1 Điều 192 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

  • Thứ nhất, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
  • Thứ hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Công an cấp xã;
  • Thứ ba, Trưởng Công an cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
  • Thứ tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Thứ năm, Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh;
  • Thứ sáu, Tư lệnh Quân khu và tương đương giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
  • Thứ bảy, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý.
  • Thứ tám, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân.

Thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày (khoản 2 Điều 192 Luật Thi hành án hình sự 2019).

Trách nhiệm giải quyết tố cáo

Nhằm đảm bảo cho hoạt động giải quyết tố cáo diễn ra hiệu quả, đúng pháp luật, công bằng, xử lý nghiêm minh người vi phạm tại Điều 193 Luật Thi hành án hình sự 2019 đã quy định về tracsh nhiệm giải quyết tố cáo như sau:

  • Cơ quan, người có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
  • Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư