2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong quá trình tiến hành tố tụng giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án là một những giai đoạn nền tảng quan trọng. Bước đầu, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hàng tố tụng có thể điều tra xác minh vụ án, làm tiền đề để giải quyết cho các giai đoạn tố tụng sau, ví dụ nếu trong một vụ án hình sự chúng ta không có điều tra, không có sự xác minh, làm rõ tình tiết sự thật vụ án, thì liệu chúng ta có giải quyết được vụ án hay không? Chúng ta không thể đưa vụ án ra trực tiếp xét xử luôn được như thế sẽ dẫn đến sai sót, bỏ lọt tội phạm. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra thì Điều tra viên và Cán bộ điều tra luôn là những người trực tiếp điều tra vụ án, xác minh sự thật nên để đảm bảo Điều tra viên và Cán bộ Điều tra luôn thực hiện công việc khách quan, minh bạch tránh trường hợp oán sai và cũng bảo vệ quyền công dân nên BLTTHS 2015 đã quy định về các trường hợp khi nào Điều tra viên và Cán bộ điều tra bị thay đôi.
Căn cứ Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra được quy định như sau:
“Điều 51. Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 44 BLTTHS 2003, quy định về những trường hợp thay đổi Điều tra viên, Cán bộ Điều tra.
Trong tố tụng hình sự, Điều tra viên và Cán bộ điều tra giữ vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra khác nhằm xác định sự thật của vụ án, những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can. Nếu họ không vô tư, khách quan khi thực hành nhiệm vụ thì hồ sơ vụ án có thể bị làm sai lệch, dẫn đến việc xử lý người xử lý người phạm tội không chính xác, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của những người tham gia tố tụng (bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự..) không được bảo đảm, kẻ có tội không bị trừng trị, người vô tội bị kết án oan.. Do vậy, pháp luật có quy định nếu có căn cứ (do BLTTHS 2015) quy định để cho rằng Điều tra viên, Cán bộ Điều tra sẽ không vô tư, khách quan, khi thực hiện nhiệm vụ thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo yêu cầu của những người có thẩm quyền quy định tại Điều 50 BLTTHS 2015.
Điều luật quy định: Điều tra viên, Cán bộ Điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật khi Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
Về thẩm quyền thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra: Trong trường hợp Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình từ chối tiên hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra là người có thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận sự thay đổi này. Trong trường hợp không chấp nhận yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra thì Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan Điều tra cử Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra khác tiếp tục tiến hành điều tra vụ án.
Trong trường hợp Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan Điều tra (do thuộc một trong các quy định tại Điều 49 của Bộ luật này hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án) việc điều tra vụ án sẽ do Cơ quan Điều tra cấp trên tiến hành.
Điều 44 BLTTHS 2003 chỉ giao cho Thủ trưởng Cơ quan Điều tra quyền quyết định việc thay đổi Điều tra viên. Trong nhiều trường hợp, quy định này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án (khi Thủ trưởng Cơ quan Điều tra đi vắng hoặc vắng mặt vì lý do bất khả kháng). Để tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án được thuận lợi, bảo đảm thời hạn do pháp luật quy định, BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm hai nội dung:
Như vậy có thể thấy, trong tố tụng hình sự, Điều tra viên có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập, xác minh chứng cứ, tiến hành các hoạt động điều tra nhằm xác định sự thật của vụ án, những chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội của bị can, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can. Nếu họ không vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì hồ sơ vụ án có thể bị làm sai lệch, dẫn đến xử lý người phạm tội không chính xác, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của những người tham gia tố tụng không được bảo đảm, kẻ có tội không được trừng trị, người vô tội bị kết án oan sai, dẫn đến tình trạng quyền của công dân không được bảo đảm.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh