2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ ánđược quy định như sau:
“Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;
c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Điều luật được bổ sung, sửa đổi từ Điều 54 BLTTHS 2003, quy định về quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
BLTTHS 2003 không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên đã dẫn đến việc nhận thức không thống nhất trong việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong nhiều trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ cũng như thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước hoặc của các đương sự khác trong vụ án. Nhiều trường hơp đáng lẽ xác định họ là nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự thì lại xác định họ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc ngược lại, họ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan lại xác định họ là nguyên đơn dân sự, người làm chứng.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, BLTTHS 2015 quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhan, cơ quan, tô chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.Về loại người này cần phân biệt:
Như vậy, quyền lợi và nghĩa vụ là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Người có quyền lợi liên quan đến vụ án có thể từ bỏ quyền lợi của mình bằng cách không yêu cầu CQTHTT buộc bị can, bị cáo hoặc người khác bồi thường thiệt hại về vật chất mà mình gánh chịu do hành vi của bị can, bị cáo gây ra. Còn người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì bị bắt buộc phải tham gia, bởi lẽ họ phải chịu trách nhiệm bồi thường hay trả lại tài sản mà mình được hưởng trái pháp luật hoặc phải chứng minh cho CQTHTT về mối quan hệ giữa mình với bị can, bị cáo liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Chính vì vậy, BLTTHS 2015 đã không dùng từ “và” ở giữ cụm từ “ quyền lợi và nghĩa vụ” mà dùng dấu “,” ở giữa để phân biệt các khái niệm quyền lợi và nghĩa vụ bởi chúng có nội hàm khác nhau. Do đó, nếu khi giải quyết vụ án hình sự, qua nghiên cứu hồ sợ vụ án, có cơ sở xác định chính xác họ là người có quyền lợi liên quan đến vụ án thì xác định họ là người liên quan đến vụ án, trường hợp nếu họ không có quyền lợi mà chỉ có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì mới xác định tư cách tham gia tố tụng của họ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này. Đây là trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện theo quy định tị Điều 71 BLTTHS 2015;
- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu để chứng minh quyền lợi liên quan của họ trong vụ án đồng thời bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình;
- Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
- Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa. Nếu người có quyền, lợi ích hoặc người đại diện đã được triệu tập mà văng mặt do có lý do chính đáng, Tòa án có thể xét xử vắng mặt họ, nhưng không được ra bản án, quyết định bất lợi cho họ; trong trường hợp Tòa án ra quyết định bản án không có lợi cho họ thì phải hoãn phiên tòa. Nếu người có quyền, nghĩa vụ đã được triệu tập hợp lệ những họ vẫn vắng mặt do cố ý thì Tòa án có quyền xét xử vắng mặt kể cả việc ra bản án, quyết định không có lợi cho họ, việc giải quyết được quy định tại Điều 292 và điều 351 BLTTHS 2015;
- Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc giải thích quyền nhờ người bảo vệ lợi ích hợp pháp được quy định cụ thể tại điều 8 Thông tư 46/2019/TT-BCA:
“Trong lần đầu tiên lấy lời khai bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền, nghĩa vụ của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và hỏi họ xem có nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay không, phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. Trường hợp họ nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trường hợp họ không nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải thích quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được thực hiện trong suốt quá trình tiến hành tố tụng.”
- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Các cơ quan, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiện các quyền của họ.
- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;
- Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong xử lý tội phạm. Đặc biệt, trong quá trình khi thụ lý vụ án hình sự, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, có sơ cở xác định chính xác họ là người có quyền lợi liên quan đến vụ án thì xác định tư cách là người có quyền lợi liên quan đến vụ án, trường hợp nếu họ không có quyền lợi mà chỉ có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì xác định họ là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, trường hợp có đủ cơ sở xác định họ là người vừa có quyền lợi, vừa có nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì xác định tư cách tham gia tố tụng của họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh