Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:01 (GMT+7)

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS

Pháp luật Hình sự đưa ra quy định tái phạm, tái phạm nguy hiểm để phòng ngừa trường hợp cùng một chủ thể thực hiện cùng một tội phạm nhiều lầm. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 53 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự)

Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”

2. Quy định của pháp luật về Tái phạm

Khoản 1 Điều 53 quy định về tái phạm:

Tái phạm là việc lặp lại hành vi phạm tội. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới đề được xem là tái phạm. tái phạm phải đảm bảo là việc lặp lại hành vi phạm tội kèm theo 02 điều kiện sau:

- Đã bị kết án và chưa xóa án tích;

- Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy, các trường hợp lặp lại hành vi phạm tội nhưng không được coi mà tái phạm gồm 02 trường hợp:

- Thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích;

- Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý.

3. Quy định của pháp luật về Tái phạm nguy hiểm

Khoản 2 Điều 54 quy định về tái phạm nguy hiểm gồm 02 trường hợp như sau:

- Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Trường hợp này rất dễ hiểu lầm với tái phạm theo quy định ở khoản 1. Bởi trong quy định 02 điều kiện tái phạm đã bao gồm điều kiện này của tái phạm nguy hiểm. Do đó, khi xem xét hành vi của một người là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, ta phải xem liệu có phải trưởng hợp này của tái phạm nguy hiểm trước, nếu không mới xem xét đến có phải tái phạm không.

- Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Đây là trường hợp dễ nhận biết và không thể bị nhầm lẫn với trường hợp tái phạm do điều kiện cần đầu tiên là phải tái phạm rồi, tức hành vi phạm tội gần nhất tối thiểu phải là hành vi phạm tội thứ 3. Trường hợp này có 1 khả năng không bị xem là tái phạm nguy hiểm khi hành vi phạm tội thứ 3 đó là hành vi phạm tội do vô ý (không cần xét đến tính loại tội phạm đã thực hiện là ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng).

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư