2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thi hành án hình sự là gì?
Hoạt động thi hành án hình sự có vai trò vai trò phát huy hiệu quả của các bản án, quyết định của toà án, giai đoạn thi hành án phải giải quyết tốt nhiệm vụ bảo đảm cho tất cả các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh, đúng thởi hạn luật định. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể về khai niệm, đặc điểm của hoạt động thi hành án hình sự
Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm đưa một bản án, một quyết định của Tòa án ra thi hành, là một cách để thực thi công lý, công bằng cho xã hội.
Thứ nhất, thi hành án hình sự là một hoạt động quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án. Thi hành án hình sự chính là một trong những hoạt động mang tính thi hành pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành án hình sự (được quy định tại Điều 11, Luật Thi hành án hình sự năm 2019) có trách nhiệm thi hành bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Thứ hai, thi hành án hình sự được thực hiện theo trật tự do pháp luật quy định, với những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Toàn bộ quá trình thi hành các loại bản án, quyết định và các quan hệ liên quan đến việc thi hành được quy định cụ thể, rõ ràng. Trình tự thủ tục thi hành án hình sự hiện nay đã được quy định cụ thể trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cùng hệ thống những văn bản hướng dẫn.
Thứ ba, căn cứ vào nội dung của thi hành án hình sự chính là các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là điểm thể hiện rõ nhất tính tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước của hoạt động thi hành án hình sự. Thi hành án hình sự mang tính thực hiện quyền lực Nhà nước bởi lẽ nó thực hiện theo những nội dung quy định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật, một văn bản của một cơ quan Nhà nước, là những phán quyết bắt buộc phải thi hành đối với một hoặc một số chủ thể nhất định. Thi hành án hình sự được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp, công cụ của Nhà nước, trong đó có cả biện pháp sử dụng bạo lực có tổ chức. Thi hành án hình sự cũng được thực hiện bởi lực lượng có tính chất, nhiệm vụ cưỡng chế chuyên nghiệp – quân đội và cảnh sát.
Thứ tư, thi hành án hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, có thể tước bỏ hoặc hạn chế nhất định những quyền và lợi ích về vật chất, tinh thần của người bị kết án. Ví dụ, khi nhận được quyết định thi hành án phạt tù, nếu đang được tại ngoại, trong thời hạn 07 ngày bị án phải đến cơ quan thi hành án được chỉ định để thi hành án, nếu không sẽ bị áp giải. Trong trường hợp bị án bỏ trốn, sẽ tiến hành truy nã và tổ chức vây bắt (Điều 23, Luật Thi hành án hình sự năm 2019). Quy định này cho thấy tính cưỡng chế vô cùng nghiêm khắc của thi hành án hình sự, bằng mọi cách phải cưỡng chế bị án đi thi hành án, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cũng như trừng phạt bị án, và bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Thứ năm, thi hành án hình sự mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Các cơ quan, tổ chức, công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả. Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một thực tế nó không phải là hoạt động tiến hành tố tụng thuần tuý.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh