2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với hình phạt, các biện pháp tư pháp thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước. Các biện pháp tư pháp mang tính chất hỗ trợ cho hình phạt trong trường hợp cần thiết phải xử lí cơ bản, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, thể hiện sự công minh của pháp luật đồng thời loại bỏ những điều kiện phạm tội, đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội. Bắt buộc chữa bệnh cũng là một trong các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ Luật hình sự. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về thẩm quyền, hồ sơ áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ theo quy định tại Điều 47, chương VII Bộ Luật hình sự quy định về cấc biện pháp tư pháp, biện pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định như sau:
- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Thi hành án hình sự 2019, thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thuộc về cơ quan sau:
Thứ nhất, Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp
Thứ hai, Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Thi hành án hình sự 2019, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:
- Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
- Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;
- Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
- Tài liệu khác có liên quan.
Bên cạnh đó, khoản 3 điều này cũng quy định trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh