2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định tại khoản 1 Điều 58 (quyền và nghĩa vụ của người bào chữa). Để bảo đảm nội dung phù hợp với tên điều cũng như tính chất quan trọng của thời điểm tham gia tố tụng hình sự của người bào chữa, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhà làm luật đã tách ra quy định một điều (Điều 74) về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng. Nội dung điều này tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định về mở rộng diện người được bào chữa là người bị bắt.
Căn cứ Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng được quy định như sau:
“Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”
Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng hình sự phụ thuộc vào quyết định của người bị buộc tội về việc nhờ người bào chữa cho họ hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong trường hợp chỉ định người bào chữa, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia.
BLTTHS quy định cụ thể ba thời điểm người bào chữa có thể tham gia tố tụng, cụ thể là các trường hợp:
- Trường hợp thông thường: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Trong quá trình tố tụng, để bảo đảm quyền của người bị buộc tội, sau khi có quyết định khởi tố bị can của cơ quan tiến hành tố tụng, người bao chữa sẽ tham gia vào giai đoạn tố tụng để cùng với cơ quan tiến hành tố tụng có thể lấy lời khai của bị can, thực hiện các hoạt động đối chất nhận dạng , nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra, xác minh chứng minh, tài liệu đồ vật, thực hiện đầy đủ các quy định về đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa, chuẩn bị nội dung bào chữa liên quan đến vụ án, đảm bảo vụ án được tiến hành một cách khách quan, chính xác.
- Trường hợp bắt, tạm giữ người: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan Điều tra, Cơ quan được giao một số nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Khi người bị bắt, người bị tạm giữ bị bắt và áp giải về trụ sở Cơ quan Điều tra thì người bào chữa sẽ tham gia vào quá trình tố tụng từ thời điểm đó, để cùng với cơ quan điều tra hỏi cung bị can, để tránh tình trạng bức cung dùng nhục hình và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người bị bắt và người bị tạm giữ.
Trường hợp đặc biệt: Khi cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Ngoài các trường hợp nói trên, người bào chữa có thể tham gia tố tụng vào bất cứ thời điểm nào khi người bị buộc tội hoặc thân nhân của họ yêu câu hoặc được CQTHTT chỉ định làm người bào chữa. Ví dụ: Đến giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, người bị buộc tội mới yêu cầu người bào chữa thì người bào chữa tham gia tố tụng kể từ giai đoạn chuân bị xét xử sơ thẩm.
So sánh với khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003, Điều 74 BLTTHS 2015 có những điểm mới sau:
Về cơ bản, thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng được Điều luật quy định tương tự như quy định tại khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003. Tuy nhiên, Điều Luật này cũng quy định thêm trong trường hợp bắt tạm giữ người thì ngoài thời điểm là “có quyết định tạm giữ” thì người bào chữa còn được tham gia tố tụng kể từ khi “người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”. Với quyết định này, người bào chữa được quyền tham gia tố tụng từ rất sớm, từ trước khi có quyết định khởi tố bị can.
Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, Hiến pháp 2013, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì rất nhiều hạt nhân hợp lý trong mô hình tố tụng tranh tụng đã được vận dụng vào mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam để góp phần giải quyết các vụ án một cách nhanh chóng, khách quan và dân chủ hơn như: Nguyên tắc tranh tụng; Nghĩa vụ chứng minh tội phạm; Nguyên tắc công bằng; Biểu hiện của quyền im lặng... đặc biệt là việc nâng cao và phát huy rõ nét vai trò, vị thế của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, người bào chữa có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Trong cả mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng xét hỏi (thẩm vấn) đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm, vai trò người bào chữa cũng được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng cho dù là ở mô hình tố tụng nào thì vai trò của người bào chữa luôn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ: ở góc độ sự nghiệp (vai trò đối với bị can, bị cáo; vai trò đối với cơ quan tiến hành tụng) và ở góc độ xã hội (vai trò đối với nền pháp chế, công bằng và tiến bộ của xã hội).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh