2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa được quy định như sau:
“Điều 81. Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa
1. Người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Bộ luật này.
2. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
3. Trường hợp không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập.”
Quyền thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa là một nội dung bổ sung, sửa đổi quan trọng của BLTTHS 2015. Trong BLTTHS 2003, người bào chữa cũng có quyền “Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác.” Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn vì quy định còn chung chung, không quy định các thiết chế để bảo đảm cho người bào chữa thực hiện quyền; ví dụ không quy định về trách nhiệm tiếp nhận của CQTHTT khi người bào chữa giao nhận chứng cứ, tài liệu; quyền yêu cầu CQTHTT thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa trong trường hợp phát hiện nhưng không thu thập được…
Điều 81 BLTTHS 2003 quy định về người bào chữa có quyền “thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa”, cụ thể là gặp người mà mình bào chữa, gặp người bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về nhưng vấn đề liên quan đến vụ án, đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân, cung cấp tài liệu đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan quan đến việc bào chữa.
Sau khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. CQTHTT có trách nhiệm tiếp nhận; việc giao nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được thành lập bằng biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Biên bản được lập khi giao, nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập theo quy định tại Điều 133 của BLTTHS 2015, cụ thể là:
“Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.”
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa trong hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu đồ vật liên quan đến việc bào chữa, Điều luật này còn quy định quyền của người bào chữa trong việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa trong trường hợp người bào chữa không tự thu thập được. Nội dung đề nghị phải được lập thành văn bản.Văn bản đề nghị cần ghi rõ những tài liệu (hoặc vấn đề) cần thu thập, nơi đang lưu giữ những tài liệu cần thu thập
So sánh với điểm đ, khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003, ĐiỀU 81 BLTTHS 2015 có những điểm mới sau:
Từ đó, ta có thể thấy quan niệm mới về chế định chứng cứ và xác lập quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của người bào chữa là một trong những nội dung cốt lõi mà BLTTHS 2015 đã sửa đổi bổ sung, nâng cao vị thế vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự, quy đinh “ Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án, đề nghị có quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, đồ vật, tài liệu, liên quan đến việc bào chữa.”
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh