2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công nghệ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, các thiết bị điện tử được sử dụng ở nhiều lĩnh vực và ngày càng trở thành phổ biến, chúng cho phép ghi chép, lưu giữ nhiều sự vật, hiện tượng và hoạt động của con người một cách chi tiết, khách quan. Việc khai thác, sử dụng phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (kể cả công khai hay bí mật) phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được pháp luật công nhận, vấn đề là chúng ta khai thác. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong thời gian vừa qua đã thấy rõ giá trị chứng minh chân thực, khách quan của dữ liệu điện tử, góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc thu thập, khai thác, sử dụng nguồn chứng cứ này cần được coi trọng và phải xác định là biện pháp điều tra không thể thiếu trong mỗi vụ án.
Căn cứ Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được quy định như sau:
“Điều 107. Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
1. Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử.
4. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
5. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.”
Phương tiện điện tử là các dữ liệu điện tử có ý nghĩa chứng minh tội phạm và làm rõ vụ án. Khoa học- công nghệ càng phát triển thì tội phạm cũng lợi dụng những thành tựu này vào quá trình phạm tội, nên phương tiện, dữ liệu điện tử cần phải thu giữ càng đa dạng. Phương tiện điện tử cần phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn chứng cứ mới được quy định trong tố tụng hình sự nên phải được thu giữ, niêm phong chặt chẽ, tránh tiêu cực xảy ra.
Việc thu thập phương tiện điện tử và dữ liệu điện tử phải đảm bảo yêu cầu:
-Tính hợp pháp: phải theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khám xét, thu giữ, lập biên bản, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bảo quản vật chứng, lưu trữ dữ liệu điện tử để bảo đảm giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử cũng như các điều kiện để dữ liệu điện tử có thể sử dụng làm chứng cứ.
-Tính xác thực: Đảm bảo trước, trong và sau khi thu giữ vật chứng lưu dữ liệu điện tử và dữ liệu điện tử đã thu giữ và lưu vào phương tiện điện tử không thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm thay đổi dữ liệu. Có đủ căn cứ chứng minh vật chứng và dữ liệu điện tử làm chứng cứ có thật, tồn tại khách quan, không bị làm sai lệch, biến dạng. Như vậy, phải chứng minh dữ liệu lưu trong tang vật, nguồn không bị thay đổi kể từ khi thu giữ hợp pháp và không thể can thiệp làm thay đổi; chứng minh được nguyên lý, công nghệ hình thành dữ liệu làm chứng cứ như IP, logfile truy cập, mã độc, email, chat, tin nhắn..., từ đó để lại dấu vết điện tử, tồn tại khách quan.
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu giữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân, liên quan lưu trữ , bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sau lưu và các cơ quan, tổ chức cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ví dụ đối tượng viết bài phát tán lên mạng với nội dung nói xấu chế độ, đòi đề nghị phi chính chính trị hóa lực lượng vũ trang hoặc liên quan đến đường dây cá độ bóng đã quốc tế. Cơ quan Điều tra thu máy vi tính có nội dung này. Trường hợp máy vi tính quá to không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng.
Đây là tài liệu chứng cứ khoa học có giá trị cao trong chứng minh tội phạm, nên khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm giám định dữ liệu điện tử. Trường hợp dữ liệu điện tử bị xóa, ghi đè thì phải sử dụng biện pháp thích hợp để phục hồi dữ liệu. Để việc phục vụ nghiên cứu giám định bổ sung, giám định lại, giám định tập thể nếu cần sau này, nên việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao, còn bản gốc bảo quản nguyên vẹn. Kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được để phục vụ truy tố, xét xử tội phạm.
Để dữ liệu điện tử có giá trị chứng cứ như “hồ sơ truyền thống”, hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng như thu thập, bảo quản, phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự về khám xét, lập biên bản, niêm phong, thu giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử (ổ cứng máy tính, điện thoại thông minh, USB, thẻ nhớ, đĩa quang, camera, máy ảnh, email...). Khi bàn giao tang vật cho chuyên gia phục hồi dữ liệu để sao chép dữ liệu, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong lại theo qui định của pháp luật. Việc sao chép dữ liệu phải đảm bảo tính nguyên trạng và toàn vẹn của dữ liệu lưu trong tang vật và có sự làm chứng của những người đã ký vào biên bản niêm phong. Việc phục hồi, giải mã, phân tích, tìm kiếm dữ liệu chỉ thực hiện trên bản sao (dữ liệu trong tang vật không bị tác động và được bảo quản toàn vẹn theo qui định của pháp luật). Đồng thời, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được (in ra giấy, ghi vào đĩa quang, USB, ổ cứng...), lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử, kèm theo lời khai và xác nhận của người phạm tội, người làm chứng theo đúng quy định của pháp luật.
Cuối cùng, phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Để bảo đảm tính khách quan, vô tư trong giám định, Luật quy định khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh