2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 134 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về cách tính thời hạn được quy định như sau:
“Điều 134. Tính thời hạn
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.
2. Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn được tính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giam giữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên các quy định tại Điều 96 BLTTHS 2003, quy định về cách tính thời hạn tố tụng.
Thời hạn tố tụng là khoảng thời gian để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của họ, các hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
Trong tố tụng hình sự, thời hạn là một chế định rất quan trọng liên quan đến rất nhiều chế định khác nhau như điều tra, tạm giữ, tạm giam. Quy định thời hạn tố tụng hợp lý không chỉ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài sản, công sức của Nhà nước và những người tham gia tố tụng khác mà còn là biện pháp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng vi phạm các quy định về thời hạn, Điều luật quy định cụ thể cách tính thời hạn như sau:
- Thời hạn tố tụng được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 118 BLTTHS 2015 quy định: “Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.” Theo đó, nếu Viện kiểm sát nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ vào 9 giờ sáng ngày 02/6/2017 thì chậm nhất là 9 giờ tối ngày 02/6/2017, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn đề nghị gia hạn tạm giữ.
- Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
Ví dụ: khoản 1 Điều 118 BLTTHS 2015: “Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.”theo đó, nếu Cơ quan Điều tra nhận người bị bắt vào 09 giờ ngày 02/6/2017 thì thời hạn tạm giữ được tính bắt đầu từ ngày 02/6/2017 và kết thúc vào 24 giờ ngày 05/6/2017.
- Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 147 BLTTHS 2015quy định: “Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.” Theo đó, nếu ngày nhận được đơn tố giác tội phạm là ngày 29/12/2016 và trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn hết vào ngày 29/02/2017. Nếu tháng 02/2017 không có ngày 29 thì thời hạn kết thúc vào ngày 28/02/2017. Giả sử ngày 28/02/2017 là ngày chủ nhật thì ngày cuối cùng của thời hạn sẽ là ngày 01/03/2017.
- Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày. Ví dụ thời hạn tạm giam là 02 tháng, tính từ ngày 01/07/2017 thì thời hạn tạm giam kết thúc vào ngày 31/8/2017 (60 ngày).
Trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định có hai hình thức gửi đơn và các giấy tờ, tài liệu là:
- Gửi trực tiếp cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến nhận: Trong trường hợp này, thời hạn được tính kể từ thời điểm người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn, giấy tờ, tài liệu;
- Gửi qua đường bưu chính: Trong trường hợp này thì thời hạn được tính bắt đầu theo thời gian ghi trên dấu của bưu chính nơi gửi.
Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo, người đang bị kết án trong các trại tạm giam, trại giam thì không thể thực hiện gửi đơn, giấy tờ, tài liệu theo hai phương pháp nêu trên mà buộc phải gửi qua khâu trung gian là Cơ sở giam giữ. Trong trường hợp này, pháp luật quy định thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh