2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:
“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Nhằm mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với cơ quan, tổ chức. Họ có thể tố cáo về tội phạm với bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện chứ không nhất thiết phải là Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nơi cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi có dấu hiệu tội phạm. Sự tố cáo của công dân về tội phạm được coi là tố giác. Tố giác tội phạm của cá nhân có thể bằng lời nói trực tiếp hoặc qua điện thoại, bằng văn bản (giấy) hoặc qua thư điện tử (email) gửi cho cơ quan, tổ chức. Người bị hại đến trình báo về sự kiện phạm tội liên quan đến họ (ví dụ: người bị trộm cắp, người bị gây thương tích) cũng được coi là tố giác của cá nhân.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội. Tin báo về tội phạm có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Việc khởi tố vụ án hình sự dựa trên cơ sở tin báo chỉ được thực hiện sau khi Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra kiểm tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng như tin báo.
Kiến nghị khởi tố là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Kiến nghị khởi tố phải được thể hiện bằng hình thức văn bản, có chứng cứ, tài liệu kèm theo.
Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Điều 382. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối
1. Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 101 BLTTHS 2003, quy định về khái niệm và hình thức tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Quy định này nhằm tránh việc cơ quan, tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền của mình để tố giác, báo tin sai sự thật xúc phạm đến danh dự của người khác, gây lãng phí tài sản nhà nước, công sức của CQTHTT.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh