Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:55 (GMT+7)

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 126 BLHS

MỤC LỤC

MỤC LỤC

 Pháp luật hình sự đã loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do phòng vệ chính đáng hoặc khi bắt giữ người phạm tội. Tuy nhiên, hành vi phạm tội trong các trường hợp này phải dừng lại ở mức độ cần thiết để phòng vệ hoặc mức độ cần thiết đủ để bắt giữ người phạm tội. Trên thực tế, có nhiều trường hợp do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội mà người thực hiện phòng vệ chính đáng và bắt giữ người phạm tội lại giết người. So với tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự, hành vi giết người trong trường hợp này ít nguy hiểm hơn, nên pháp luật đặt ra quy định riêng về nội dung này.

1. Căn cứ pháp lý 

Điều 126 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

2. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội gồm 02 tội là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội.

Phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại trong khi trong khi bắt giữ người phạm tội là 02 trong 07 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 22 và Điều 24 Bộ luật Hình sự. Có nghĩa là con người có quyền phòng vệ chính đáng và bắt giữ người phạm tội. Tuy nhiên, quyền này được giới hạn ở “mức cần thiết”.

Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Theo đó, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp người phòng vệ chính đáng thực hiện hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết gây ra hậu quả chết người. Tội phạm này xâm hại trực tiếp đến tính mạng con người.

Điều 24 Bộ luật Hình sự quy định “gây thiệt hại quá mức cần thiết trong khi bắt giữ người phạm tội” là trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Từ đó, ta hiểu giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là trường hợp người có quyền, nghĩa vụ bắt người phạm tội đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết gây hậu quả chết người. Tội phạm này cùng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng người phạm tội.

Cả hai tội phạm được nêu trong Điều 126 Bộ luật Hình sự đều xâm phạm trực tiếp đến tính mạng con người. Nói cách khác, cả hai tội phạm đều có khách thể là quyền sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người.

2.2. Mặt khách quan của tội  phạm

Cả hai tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội đều có chung hành vi giết người. Tuy nhiên, ngay trước khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội đã thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng và sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội.

Căn cứ vào Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định về chế định phòng vệ chính đáng: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải thỏa mãn 4 nội dung cơ bản sau đây:

- Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức;

- Hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc;

- Người thực hiện hành vi xâm hại các lợi ích kể trên đã chết;

- Hành vi phòng vệ của người phạm tội không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết gây ra cái chết của nạn nhân. Sự tương xứng ở đây dựa vào tính chất, mức độ hành vi của người xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, Nhà nước, tổ chức.

Các hành vi chống trả ở đây có thể ở dưới dạng hành động (đánh, đấm, lôi kéo,...có sử dụng phương tiện hoặc tay không), có thể dưới dạng không hành động. Ví dụ anh A vì ghen ghét nên đã đánh anh B, anh B có chống trả bằng cách đẩy anh A ra, khi anh A lần nữa lao vào chỗ anh B, anh B biết đằng sau mình là bẫy để bắt lợn rừng nhưng do anh A quá hung hãn nên anh B đã bỏ mặc cho anh A lao về phía mình rồi tránh sang một bên. Anh A theo quá tính lao vào bẫy cuối cùng tử vong.

Điều 24 Bộ luật Hình sự quy định về gây thiệt hại khi bắt người: “Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.”

Người thực hiện bắt giữ nếu là chiến sĩ công an nhân dân thì theo Khoản 15 Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chiến sĩ công an nhân dân: “Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp người dân thực hiện việc bắt người quả tang hay bắt người đang bị truy nã theo Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,  người bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt bằng cách sử dụng vũ lực.

Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. Giữa hậu quả chết người và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có mối quan hệ nhân quả. Cái chết của nạn nhân phải xuất phát từ nguyên nhân là hành vi phòng vệ chính đáng hoặc hành vi bắt giữ người phạm tội. Ví dụ A là tên tội phạm đang bị truy nã, bị anh C phát hiện, để khống chế và bắt giữ A, anh C đã đấm nhiều phát vào bụng A, khi giao A cho cơ quan công an thì A ngất đi nên được đưa đến bệnh viện rồi tử vong. Kết quả giám định cho biết A chết do lên cơn nhồi máu cơ tim. Như vậy hành vi đấm vào bụng của anh C không phải nguyên nhân dẫn đến cái chết của A. Vì lẽ đó, anh C không phạm tội giết người vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc hành vi vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng phải trong tình thế phòng vệ chính đáng hoặc bắt giữ người phạm tội.

Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội quy định trong Bộ luật này. Khoản 2 Điều 12 quy định một số tội người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có tội phạm theo Điều 126. Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo điều 126 Bộ luật hình sự là người từ đủ 12 tuổi.

Người phạm tội phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể của tội phạm thực hiện hành vi giết người do lỗi vô ý, có thể là lỗi vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có động cơ phòng vệ chính đáng hoặc bắt giữ người phạm tội, đây hoàn toàn là động cơ tốt, bảo vệ lợi ích của bản thân, của người khác hoặc của Nhà nước, cơ quan, tổ chức. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra những vẫn tự tin rằng mình có thể khống chế được tình hình hoặc do lỗi cẩu thả, chủ quan cho rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra, hay cũng có trường hợp người phạm tội dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc để hậu quả xảy ra.

3. Hình phạt đối với người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 126 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với trường hợp này:

- Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với trường hợp giết 01 người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự, người phạm tội bị xử phạt theo khung này thuộc loại tội ít nguy hiểm.

- Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với trường hợp giết từ 02 người trở lên do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự, người phạm tội bị xử phạt theo khung này thuộc loại tội nguy hiểm.

4. Vụ án thực tế xét xử về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Bản án số: 07/2021/HSST ngày 09 tháng 03 năm 2021 “V/v xét xử bị cáo Tăng Văn H về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Do  có  mâu  thuẫn  nên  Nguyễn Văn H2 và  Nguyễn Văn Tèo E đánh nhau. Khoảng 20 giờ ngày 30/9/2020 H2 điện thoại cho anh em bạn dì với H2 là Tăng Văn H cho biết việc vừa đánh nhau với Tèo E. Biết được sự việc, H cùng với Võ Châu T2 và Nguyễn Minh C chạy  xe mô tô  đến nhà tìm gặp Tèo E thì xảy ra cãi vã và thách thức nhau nhưng  được mọi người can ngăn nên H, T2 và C bỏ về nhà của H uống bia. Riêng Nguyễn Văn Tèo E vẫn còn bực tức về việc H đến nhà gây sự nên chuẩn bị sẵn hung khí dao tự chế dài khoảng 60cm và một con dao ngắn loại Thái Lan, cán đen, lưỡi màu trắng, mũi nhọn, rồi kêu em ruột là Nguyễn Văn Tròn E1 lấy xe mô tô chở mình đến nhà H. Khi cách nhà H khoảng 50m thì Tèo E kêu Tròn E1 dừng lại rồi xuống  xe mở bao vợt cầu lông lấy dao cầm trên tay một mình chạy bộ vào nhà của Tăng Văn H để gây sự.

Lúc này khoảng 22 giờ 00 phút ngày 30/9/2020 khách dự tiệc tại nhà H đã về hết chỉ còn H và vợ Nguyễn Thị Tiểu Y  đang dọn dẹp bàn nhậu trong sân nhà. Theo lời khai nhận của H thì Tèo E tay phải cầm dao tự chế xông vào lập tức chém ngay hai cái từ trên xuống dưới theo hướng  đối diện, H đưa tay trái lên đỡ thì bị thương ở cẳng tay trái. Tiếp  đó Tèo E cầm con dao ngắn loại Thái Lan đâm thẳng vào người H thì H dùng tay phải chụp lấy tay cầm dao của Tèo E rồi hai người giằng co, H đẩy Tèo E ra phía ngoài cổng. Trong lúc giằng co Tèo E tiếp tục dùng dao tự chế chém trúng mạn sườn trái, chém sượt vùng bụng của H nhưng do lúc này cả hai đã áp sát nhau nên lực chém không mạnh chỉ gây thương tích nhẹ cho H.

Khi đẩy Tèo E ra ngoài cổng khoảng 03m thì cả hai cùng bị vấp ngã trên nền xi măng nên con dao Thái Lan của Tèo E bị rơi ra. H nhặt lấy cầm trên tay phải, Tèo E đứng dậy trước tiếp tục dùng dao tự chế chém trúng vùng cằm, vai phải của H. Lúc này, H đứng dậy áp sát rồi dùng dao chém trúng cánh tay phải cầm dao tự chế của Tèo E làm đứt cân cơ gây  mất khả năng tấn công của Tèo E. H không dừng lại mà dùng dao tiếp tục chém và  đâm nhiều cái vào người của Tèo E gây ra vết thương ở vùng mặt và vết thương thấu ngực bụng (thủng gan). Tròn E1 nghe tiếng la hét nên chạy vào thì thấy Tèo E  đang chống dao dưới đất, Tròn E1 Lấy con dao tự chế trên tay Tèo E giơ về phía H hăm dọa thì H cầm dao bỏ chạy vào nhà. Tèo E được Tròn E1chở đến Trung tâm y tế huyện T cấp cứu, sau  đó chuyển xuống Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp thì tử vong. Riêng H thấy con dao Thái Lan gây án dính nhiều máu nên ném sang khoảng  đất trống  bên trái sân nhà, Cơ quan  điều tra đã tiến hành truy tìm vật chứng nhưng không tìm được. Đến sáng ngày hôm sau 01/10/2020 H đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện T đầu thú thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Hành vi phạm tội của bị cáo H là nguy hiểm cho xã hội, mặc dù Tèo E có hành vi trái pháp luật đã cấu thành tội phạm khi vô cớ sử dụng 01 con dao tự chế và 01 con dao Thái Lan là hung khí tấn công gây thương tích cho bị cáo với tỷ lệ thương tích là 18%, cho vợ bị cáo là 04% và pháp luật cho phép bị cáo được quyền phòng vệ. Những bị cáo lại sử dụng 01 con dao Thái Lan nhặt được của Tèo Em để phòng vệ và chống trả quá mức cần thiết, mà hậu quả đã tước đoạt tính mạng của nạn nhân Nguyễn Văn Tèo E nên phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự. Hành vi của bị cáo diễn ra nhanh và liên tục với ý thức chủ quan là phòng vệ nhưng với hậu quả  gây ra  trong vụ án là nghiêm trọng, tước đoạt trái phép tính mạng của 01 người và hành vi của bị cáo H đã phạm vào tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, tội phạm và hình phạt  được quyết định theo khoản 1 Điều 126 của Bộ luật Hình Sự. Bị  cáo H là người có  đầy  đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng khi bị tấn công  bất ngờ, bị cáo vẫn phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp.

Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên Bị cáo Tăng Văn H phạm tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Xử phạt cáo Tăng Văn H 01 (một) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo phải chấp hành án, nhưng  được trừ  đi thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 01/10/2020 đến ngày 09/12/2020.

 Luật Hoàng Anh

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư