2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng là hành vi gây ra hậu quả làm chết người nhưng pháp luật hình sự lại quy định ở hai điều luật khác nhau. Vậy, tội giết người và tội vô ý làm chết người được phân biệt như thế nào, Luật Hoàng Anh xin làm rõ trong bài viết sau đây.
Nội dung |
Tội giết người |
Tội vô ý làm chết người |
Căn cứ pháp lý |
Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ dung năm 2017. |
Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. |
Khách thể |
Khách thể của tội giết người là quyền được sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người. |
|
Mặt khách quan |
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội giết người được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi phạm tội có thể hành động hoặc không hành động. Các phương tiện như súng, dao, gậy gộc, tay chân, thuốc độc... Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường được thực hiện bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc, đấm đá v.v... Trường hợp không hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Hậu quả trực tiếp của tội này thông thường là làm chết người trong trường hợp tội phạm hoàn thành. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương, bị cố tật hoặc nạn nhân không ảnh hưởng gì trong trường hợp giết người chưa đạt như nạn nhân bị bắn nhưng không trúng, đầu độc nạn nhân nhưng được cấp cứu kịp thời nên không chết,... Đó là trường hợp giết người chưa đạt đã hoàn thành. |
Hành vi phạm tội thuộc mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành động do cẩu thả hoặc quá tự tin mà gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi khách quan tương tự như hành vi thực hiện tội phạm giết người. Hành vi phạm tội có thể hành động hoặc không hành động. Các phương tiện như súng, dao, gây, tay chân, thuốc độc... Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường được thực hiện bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc, đấm đá,v.v... Ví dụ, người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người. Trường hợp không hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ví dụ, người bác sĩ do quá cẩu thả nên đã sai sót trong quá trình cấp cứu khiến bệnh nhân tử vong. Hậu quả chết người là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Giữa hành vi vô ý của người phạm tội và hậu quả chết là là mối quan hệ nhân quả. Nguyên nhân cái chết của phạm nhân là do hành vi vô ý của người phạm tội. |
Chủ thể |
Tội giết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Tội vô ý làm chết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Mặt chủ quan |
Tội giết người chủ yếu được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, cũng có trường hợp do lỗi cố ý gián tiếp. Một số trường hợp luật quy định phải làm rõ động cơ, mục đích của người phạm tội như: vì động cơ đê hèn, để thực hiện hoặc để che giấu tội phạm khác,... Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thân thể người khác và nhìn thấy trước hậu quả chết người. Tuy nhiên người phạm tội vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. |
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý. - Vô ý do cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Như vậy vô ý làm chết người do cẩu thả là trường hợp người phạm tội vì cẩu thả nên đã không nhìn thấy trước hậu quả chết người mặc dù pháp luật yêu cầu họ phải thấy trước hậu quả đó. Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra. Từ đây, có thể hiểu vô ý làm chết người do quá tự tin là trường hợp người phạm tội hoàn toàn thấy trước được hậu quả chết người nhưng do chủ quan, quá tự tin cho rằng hậu quả không xảy ra nên vẫn thực hiện hành vi đó, kết quả hậu quả chết người vẫn xảy ra. |
Hình phạt |
- Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với trường hợp người phạm tội giết người thể hiện mức độ và tính nguy hiểm cao của tội phạm. - Khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội giết người nhưng không thuộc các tình tiết tăng nặng ở Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự. - Khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội. |
- Khoản 1 Điều 128 quy định khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung này áp dụng đối với trường hợp hành vi của người phạm tội vô ý làm chết 01 người. - Khoản 2 Điều 128 quy định khung hình phạt phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp dụng đối với trường hợp vô ý làm chết từ 02 người trở lên. |
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh