2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và tội vô ý gây thiệt hại đến tài sản đều gây thiệt hại đến tài sản của người khác nhưng hai tội được thực hiện với lỗi khác nhau.
Nội dung |
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản |
Tội vô ý gây thiệt hại đến tài sản |
|
Căn cứ pháp lý |
Điều 178 Bộ luật Hình sự |
Điều 180 Bộ luật hính sự |
|
Khách thể |
Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. |
||
Mặt khách quan |
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Huỷ hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị giảm thiểu hoặc mất đi giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần). Hành vi phạm tội có thể được thực hiện thông qua hành động (đập, phá, đốt...) hoặc không hành động (như bắt buộc phải bảo dưỡng máy móc theo định kỳ, nhưng cố tình không làm, dẫn đến máy móc không còn khả năng sử dụng...). Hành vi huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản có thể được thực hiện bằng những phương pháp, phương tiện hoặc công cụ khác nhau như: dùng búa để đập, huỷ hoại bằng hoá chất... Hai hành vi này có sự tương đồng nhau, sự khác biệt chỉ ở mức độ giá trị sử dụng của tài sản bị mất đi. Ở tội huỷ hoại tài sản, giá trị sử dụng của tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được. Còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản, giá trị sử dụng của tài sản chỉ bị mất ở mức độ nhất định và còn có khả năng khôi phục lại được. Hậu quả của tội huỷ hoại tài sản là tài sản bị huỷ hoại, còn ở tội cố ý làm hư hỏng tài sản là tài sản bị hư hỏng. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có cấu thành vật chất nên hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm này chỉ là thiệt hải về tải sản. Hậu quả của tài sản được xác định bằng giá trị của tài sản thiệt hại. Giá trị tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm. Trường hợp giá trị tài sản bị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn cấu thành tội phạm khi thỏa mãn các điều kiện kèm theo. |
Hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản do người phạm tội thực hiện tương đối đa dạng, vừa hành động, vừa không hành động. Nếu chỉ xét về hành vi không xét đến yếu tố lỗi thì hành vi gây thiệt hại đến tài sản cũng tương tự như hành vi của tội huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản ( bị đốt cháy, bị mất, bị hư hỏng...) Thông thường, người phạm tội vô ý gây thiệt hại đến tài sản đã vi phạm những thể lệ, những quy tắc sinh hoạt xã hội mà ai cũng biết và không xử sự như người phạm tội. Ví dụ: Trong khu vực trạm bán xăng, đã có biển báo cấm lửa, nhưng khi vào mua xăng, B vẫn hút thuốc lá, nhân viên bán xăng yêu cầu B tắt thuốc lá, thì B cầm điều thuốc lá đang cháy dở ném đi, nhưng không may lại trúng vào bình xăng đang bơm xăng xe của anh C làm xe của anh C bốc cháy gây thiệt hại 60.000.000 đồng và gây bỏng nặng cho chị A có tỷ lệ thương tật 31%. Trong trường hợp này B không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thiệt hại đến tài sản, mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc hành chính quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Hậu quả của tội phạm này là thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, ngoài ra không có thiệt hại nào khác. Thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản chính là giá trị tài có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Thiệt hại về tài sản phải do chính hành vi vô ý của người phạm tội gây ra mới là hậu quả của tội phạm này, nếu thiệt hại đó không phải do hành vi vô ý của người phạm tội gây ra thì không được tính để xác định hậu quả của tội phạm này. Nếu ngoài thiệt hại về tài sản mà còn gây ra những thiệt hại khác như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác thì cũng tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người hoặc tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn đến sức khoẻ của người khác. |
|
Chủ thể |
Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào từ đủ tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội phạm tại Khoản 1,2 Điều 178 là người từ đủ 16 tuổi còn tội phạm tại Khoản 3,4 Điều này là người từ đủ 14 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự. |
Chủ thể của tội phạm là bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. |
|
Mặt chủ quan |
Tội phạm chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là cô ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết hành vi của mình có khả năng huỷ hoại, hoặc làm hư hỏng tài sản nhưng đã thực hiện hành vi đó với mong muốn tài sản đó bị huỷ hoại hay bị hư hỏng hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội rất khác nhau (thù tức, để che giấu tội phạm,...) và không phải là dấu hiệu bắt buộc của hai tội phạm này mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. |
Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, có thể là vô ý vì quá tự tin hoăc vô ý do cẩu thả. Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Vô ý vì cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. |
|
Hình phạt |
Điều 178 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: - Khung hình phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. - Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. - Khung hình phạt phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Khung hình phạt phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên. - Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Điều 180 Bộ luật Hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: - Khung hình phạt phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm đối với người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên. |
|
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh