Tội phạm là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:00 (GMT+7)

Khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS

Nội dung của ngành luật hình sự được thể hiện qua các điều luật trong Bộ luật hình. Đó là các điều luật quy định về tội phạm và hình phạt gồm các điều luật quy định tội phạm cụ thể và các điều luật quy định khung hình phạt cụ thể. Tội phạm là nội dung vô cùng quann trọng của luật hình sự. Vậy tội phạm là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 8 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định khái niệm tội phạm như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.

2. Định nghĩa tội phạm

Khoản 1 Điều 8 đã đưa ra định nghĩa tội phạm một cách đầy đủ, theo đó có thể định nghĩa khái quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện và phải chịu hình phạt.

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua các dấu hiệu: Nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện và phải bị xử lý hình sự.

3. Dấu hiệu của tội phạm

a) Nguy hiểm cho xã hội

Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm. Do hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội nên hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự và phải chịu hình phạt. Các hành vi bị coi là nguy hiểm cho xã hội được quy định là những hành vi “xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Khoản 2 điều 8 quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Dấu hiệu cơ bản nhất của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi có gây nguy hiểm cho xã hội đáng kể mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đủ để xử lý hình sự vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý, được xử lý bằng các biện pháp khác.

b) Có lỗi

Lỗi là thái độ chủ quan của con người đói với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội. Lõi cố ý là gì và lỗi vô ý là gì đã được quy định tại điều 10 và điều 11 Bộ luật Hình sự, chúng tôi đã phân tích cụ thể trong một bài viết khác.

c) Được quy định trong Bộ luật Hình sự

 Đây là dấu hiệu cần phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Đặc điểm này không chỉ được quy định tại khoản 1 điều 8 mà còn được quy định tại điều 2 và điều 7 Bộ luật Hình sự. Chỉ những hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự mới có thể coi là hành vi phạm tội.

d) Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện

Đây là dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại. Người có năng lực trách nhiệm hình sự phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều kiển hành vi do mắc bệnh. Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực pháp lý được nhà nước xác định và thể hiện chính sách hình sự của nhà nước. Bộ luật Hình sự xác định chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm ngoài người có năng lực trách nhiệm hình sự còn có trách nhiệm hình sự. Về bản chất hành vi nguy hiểm cho xã hội phải do cá nhân thực hiện nhưng quy định về trách nhiệm hình sự là chủ thể của tội phạm bởi cá nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân thương mại.

e) Phải bị xử lý hình sự

Bộ luật Hình sự quy định đặc điểm “phải bị xử lý hình sự” trong định nghĩa tại khoản 1 điều 8. Các biện pháp xử lý hình sự bao gồm hình phạt và các biện pháp xử lý phi hình phạt. Tuy nhiên trên thực tế, Bộ luật Hình sự cũng quy định một số trường hợp không phải chịu hình phạt như được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt,... Điều này không có nghĩa tội phạm họ thực hiện không nguy hiểm nhưng vì lý do khác nhau theo quy định tại một số điều 29, 59,62 và 65 của Bộ luật Hình sự. 

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư