2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định hai tội phạm có nét tương đồng với nhau là Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120) và Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121). Trong bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ chỉ rõ sự giống và khác nhau giữa hai loại tội phạm này.
Nội dung |
Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân |
Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân |
Căn cứ pháp lý |
Điều 120 Bộ luật hình sự |
Điều 121 Bộ luật hình sự |
Khách thể |
An ninh đối ngoại, an ninh đối nội và sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
|
Mặt khách quan |
Gồm 6 hành vi: tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài; tổ chức cho người khác trốn ở lại nước ngoài; cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài; cưỡng ép người khác trốn ở lại nước ngoài; xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc xúi giục người khác trốn ở lại nước ngoài. Trong đó: Tổ chức là sắp xếp, bố trí cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định. Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và tổ chức người khác ở lại nước ngoài thể hiện ở hành vi dụ dỗ, rủ rê, lôi kéo... người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài. Hành vi này được thực hiện với vai trò là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài. Cưỡng ép thể hiện ở hành vi đe dọa, ép buộc bằng vũ lực hoặc tinh thần đối với người khác để buộc họ phải trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái với sự mong muốn của họ. Xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài là hành vi cố ý tác động đến người khác nhằm thúc đẩy họ trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dối... Tội phạm có cấu thành hình thức nên được coi là tội phạm hoàn thành từ rất sớm. Tội phạm hoàn thành kể từ khi có việc thực hiện một trong những hành vi nêu trên. |
Gồm 2 hành vi: trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Trong đó: Trốn đi nước ngoài là hành vi rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách bất hợp pháp, bằng các thủ đoạn như: dùng giấy tờ giả mạo để đánh lừa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lén lút trốn đi, dùng vũ lực hoặc đe doạ người có trách nhiệm kiểm soát để ra đi... Việc trốn đi nước ngoài có thể bằng đường bộ, trốn bằng đường thuỷ hoặc đường không. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên dù chưa vượt qua biên giới quốc gia. Tội trốn ở lại nước ngoài là hành vi của người phạm tội đi ra nước ngoài một cách hợp pháp nhưng đã trốn không về nước hoặc sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà không trở về nước theo quy định. Người phạm tội có thể ở ngay nước mà họ đến học tập, lao động, công tác hoặc trốn sang nước khác. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm phải về nước mà từ chối về nước hoặc đã trốn ở lại nước ngoài.
|
Chủ thể |
Chủ thể thực hiện tội phạm này có thể là cá nhân thực hiện hành vi riêng lẻ nhưng đại đa số thường là tội phạm có tổ chức, có nhiều người cùng thực hiện hành vi tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Các đồng phạm có thể là bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Chủ thể của tội phạm Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân chỉ có thể là người Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
|
Mặt chủ quan |
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Người phạm tội nhận thức rõ việc thực hiện hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của Nhà nước và mục đích của việc trốn đi là chống lại chính quyền nhân dân, xâm hại đến sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy Nhà nước nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. |
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh