Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hiện hành là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:08 (GMT+7)

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249 BLHS

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1. Căn cứ pháp lý

Điều 249 thuộc Chương XX Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:

Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

o) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

2.1. Khách thể của tội phạm

Theo Điều 5 Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

...

2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.”

Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma tuý, các nguyên liệu có chứa chất ma tuý và các tiền chất ma tuý...

Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc bảo quản chất ma tuý. Việc bảo quản chất ma tuý dùng vào việc chữa bệnh hoặc mục đích xã hội phải được Nhà nước cho phép. Hiện nay, việc bảo quản một số chất ma tuý để sản xuất sản phẩm chủ yếu trong lĩnh vực y tế nhằm mục đích chữa bệnh dưới dạng thuốc tân dược và được quy định rất chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu quản lý, bán và sử dụng.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Tàng trữ trái phép chất ma tuý là cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất cứ nơi nào như: trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách... mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác. Nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma tuý trên phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, mặc dù trên thực tế phương tiện giao thông đó di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý  mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.

Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép chất ma tuý hay không.

Nếu tàng trữ trái phép chất ma tuý cho người mà khác biết rõ người này mua bán trái phép chất ma tuý đó thì hành vi cất giữ ma tuý không phải là hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép chất ma tuý và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý với vai trò đồng phạm.

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Bị coi là "đã bị xử phạt hành chính", nếu trước đó đã bị xử lý vi phạm hành chính về một trong những hành tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật Hình sự, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện tiếp hành vi tàng trữ ma túy:

Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về tội phạm ma túy tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật Hình sự, chưa hết thời hạn xóa án tích mà đã tiếp tục thực hiện hành vi tàng trữ ma túy.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy). Khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự thuộc loại tội nghiêm trọng còn Khoản 2,3,4 Điều này thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy là từ đủ 16 tuổi trở lên đối với tội phạm theo Khoản 1 Điều 249 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội phạm theo Khoản 2,3,4, Điều luật này.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ  trái phép chất ma túy là do cố ý, chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Mục đích của tội tàng trữ trái phép chất ma túy có thể là để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc mục đích khác và không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.

3. Hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Điều 249 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

- Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

Nhựa thuốc phiện (Opium) là loại nhựa loãng màu trắng được chiết xuất từ quả thuốc phiện bằng phương pháp thủ công rồi sấy khô, đóng bánh.

Nhựa cần sa (Cannabis resin) là nhựa được chiết xuất từ cây cần sa (lá, thân, vỏ, hoa, quả) bằng phương pháp phơi khô, sau đó ép hoặc chiết xuất. Nhựa cần sa có màu vàng, xám hoặc đen xẫm giống như nhựa thuốc phiện. Nhựa cần sa thường có nồng độ các chất gây nghiện rất cao, có thể gấp 8 đến 10 lần so với cây cần sa chưa ép hoặc chiết xuất thành nhựa. Khi đêm tiêu thụ, người ta thường đóng thành bánh có trọng lượng từ 0,25 đến 1 kilôgam hoặc làm thành viên có đường kính 1cm dến 8cm.

Cao cô ca là một chất kem được chiết xuất từ lá cây cô ca bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nhất thiết phải bằng phương pháp hoá học như đã trình bày ở phần hành vi khách quan của tội phạm. Kem cô ca là nguyên liệu để sản xuất côcain qua các bước cho phản ứng hoá học.

Trọng lượng nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca là trọng lượng không tính cả bao bì, nhưng phải tính cả trọng lượng mà các cơ quan tiến hành tố tụng gửi đi giám định và trọng lượng mà trong quá trình bảo quản bị hao hụt mất mát. Vì vậy, ngay sau khi thu giữ nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca, cơ quan điều tra phải tiến hành xác định ngay trọng lượng của nó theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

Heroin là một loại ma túy dạng thuốc phiện được làm từ morphin, một chất tự nhiên được lấy từ vỏ hạt của các loại cây thuốc phiện khác nhau được trồng ở Đông Nam và Tây Nam Á, Mexico và Colombia. Heroin có thể là một chất bột màu trắng hoặc nâu, hoặc một chất dính màu đen được gọi là hắc ín heroin.[1]

Cocain là một loại thuốc kích thích gây nghiện cực mạnh được làm từ lá của cây coca có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Là một loại ma túy đường phố, cocaine trông giống như một loại bột tinh thể mịn, màu trắng.

Methamphetamine là một chất kích thích mạnh, gây nghiện cao, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nó có dạng bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị đắng, dễ dàng hòa tan trong nước hoặc rượu.

Amphetamine là ma túy. là một chất kích thích mạnh mẽ của hệ thần kinh trung ương.

3,4-methylenedioxy-methamphetamine (MDMA) là một loại ma túy tổng hợp có tác dụng thay đổi tâm trạng và nhận thức (nhận thức về các đối tượng và điều kiện xung quanh). Nó tương tự về mặt hóa học với cả chất kích thích và chất gây ảo giác, tạo ra cảm giác tăng cường năng lượng, khoái cảm, cảm xúc ấm áp và nhận thức thời gian và giác quan bị bóp méo.

"Cỏ Mỹ" thực chất là một loại ma túy nguy hiểm hơn cần sa, nhưng lại không nằm trong danh mục các chất ma túy, bởi đây là một loại mới xuất hiện. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, "cỏ Mỹ" là các gói thực vật khô, cắt nhỏ, được tẩm một số hoạt chất và có mùi thơm đặc trưng. Hoạt chất chính có trong "cỏ Mỹ" là XLR-11 (còn gọi là 5-fluoro-UR-144). Chất này còn nguy hiểm hơn cả cần sa. "Cỏ Mỹ" khi sử dụng sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần, giãn đồng tử, kích động, căng thẳng, lo lắng, có thể có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác.[2]

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

Việc tính tổng khối lượng, thể tích chất ma túy tại Điểm này được hướng dẫn bởi Nghị định 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ .

- Khung hình phạt phạt tù từ 05 năm đến 10 năm  đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, tàng trữ trái phép chất ma tuý có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi tàng trữ chất ma tuý, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Sản xuất trái phép chất ma tuý có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc sản xuất trái phép chất ma tuý.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi tàng trữ chất ma tuý.

Người xúi dục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc tàng trữ chất ma tuý như: cung cấp tiền, cung cấp phương tiện, nơi chốn để tàng trữ ma túy.

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

Tàng trữ trái phép chất ma tuý 02 lần trở lên là trường hợp đã có tất cả hai lần Tàng trữ trái phép ma tuý trở lên mà mỗi lần phạm tội đều có đầy đủ yếu tố cấu thành tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý quy định tại khoản 1 của điều này; đồng thời trong số các lần Tàng trữ trái phép chất ma tuý đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có hai lần Tàng trữ trái phép chất ma tuý, trong đó đã có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì không coi là phạm tội 02 lần, còn nếu có từ ba, bốn, năm... lần Tàng trữ trái phép chất ma tuý trong đó có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì vẫn coi là phạm tội 02 lần trở lên vì ít nhất cũng còn hai lần chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tàng trữ trái phép chất ma tuý là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc tàng trữ tội phạm chất ma tuý; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng.

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để sản xuất trái phép chất ma tuý là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để tàng trữ trái phép chất ma tuý. Người phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để tàng trữ trái phép chất ma tuý.

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

Đây là trường hợp ma túy được cất giấu trong cơ thể của người dưới 16 tuổi hoặc ép buộc, dụ dỗ, lừa người dưới 16 tuổi để người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi tàng trữ ma túy giúp họ.

e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

o) Tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc trước đây họ đã bị kết án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục tàng trữ trái phép chất ma túy.

- Khung hình phạt phạt tù từ 10 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

- Khung hình phạt phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

- Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Vụ án thực tế xét xử về tội tàng trữ chất ma túy

Bán án số 19/2021/HS-ST ngày 09/04/2021 “V/v xét xử bị cáo Lê Văn Đ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy” của Tòa án nhân dân Thị xã Kì Anh tỉnh Hà Tĩnh.[3]

Vào hồi 14 giờ 35 phút, ngày 12/01/2021, tại phòng lễ tân của quán Karaoke Thiên Đường LUXURY, ở  tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Tổ tuần tra Công an thị xã Kỳ Anh bắt quả tang Lê Văn Đ đang cất giấu trong ví da để trong túi quần phía sau bên phải của mình một gói nilong màu trắng, bên trong có chứa chất tinh thể rắn màu trắng.

Lê Văn Đ khai nhận đó là ma túy đá, Lê Văn Đ được một người bạn cho về để sử dụng.Tổ tuần tra Công an thị xã Kỳ Anh đã lập biên bản phạm tội quả tang, thu giữ 01 gói chất tinh thể rắn màu trắng và đưa Lê Văn Đ về Công an thị xã Kỳ Anh để  điều tra và làm rõ.

Quá trình điều tra. Lê Văn Đ khai nhận: Khoảng 15 giờ, ngày 10/01/2021, Lê Văn Đ bắt xe buýt ra thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh để đi chơi. Khi đến trước cổng siêu thị Vincom, ở thành phố Hà Tĩnh thì có bạn nghiện tên là Tuấn Anh (không rõ họ tên, địa chỉ cụ thể) đến đón về phòng trọ của Tuấn A ở thành phố Hà Tĩnh (Đkhông nhớ rõ địa chỉ cụ thể). Sau khi cùng ăn uống với một số người bạn của Tuấn A tại phòng trọ đến khoảng 18 giờ cùng ngày thì Lê Văn Đ ra về. Khi Lê Văn Đ ra về thì có người bạn của Tuấn A tên là N ( không rõ tên tuổi, địa chỉ cụ thể) cho Lê Văn Đ một gói ma túy đá được gói trong ni lông để về sử dụng, Lê Văn Đ bỏ gói ma túy vào trong ví da và cất trong túy quần của mình, rồi bắt xe buýt về nhà.

Đến 14 giờ 35 phút ngày 12/01/2021, Lê Văn Đ đưa gói ma túy mà bạn của Tuấn A cho đến quán karaoke Thiên Đường Luxury, ở Tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để sử dụng thì bị Tổ tuần tra Công an thị xã Kỳ Anh phát hiện bắt giữ.

Vật chứng của vụ án: Cơ quan điều tra thu giữ của Lê Văn Đ các vật chứng bao gồm: 01 gói nilong màu trắng, kích thước (04x04) cm, bên trong chứa chất tinh thể rắn màu trắng, có tổng khối lượng 0,4290 gam (đã lấy mẫu giám định không hoàn lại 0,0182gam, còn lại 0,4108 gam đã đóng gói niêm phong); và một chiếc ví da màu đen, kích thước 12x 10cm, hình chữ nhật. Vật chứng còn lại đã chuyển đến Chi cục thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh chờ xử lý.

Tại Kết luận giám định số 42/GĐMT-PC09, ngày 14 /01/2021 của Phòng kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh kết luận: Chất tinh thể rắn màu trắng đựng trong gói nilon thu giữ của Lê Văn Đ gửi đến giám định là Methamphetamine, có khối lượng 0,4290gam. Methamphetamine là chất ma túy nằm trong danh mục II.C.STT 323, Nghị định 73 ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

Hành vi tàng trữ Methamphetaminevới khối lượng 0,4290 gam của bị cáo Lê Văn Đ đã phạm vào tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”  được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249 của Bộ luật hình sự, người nào tàng trữ trái phép chất ma túy là Methamphetamine, có khối lượng từ 0,1gam đến dưới 05 gam, mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Do đó việc truy tố, xét xử bị cáo vềtội danh, điều luật nêu trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội, không oan sai.

Hành vi phạm tội của bịcáo là nguy hiểm cho xã hội, không những xâm phạm đến chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất ma túy mà còn làm mất trật tự trị an xã hội, gây tâm lý lo lắng trong quần chúng nhân dân nên cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật nhằm răn đe, giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung đối với xã hội.

Vì lẽ đó, Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh quyết định:

-Tuyên bố bị cáo Lê Văn Đ phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

-Xử phạt  Lê Văn Đ 20 (hai mươi) tháng tù. Thời hạn tù được tính từ ngày tạm giữ là ngày 12/01/2021.

Luật Hoàng Anh

 

 


 

[1] https://www.drugabuse.gov/publications/drugfacts/heroin, truy cập ngày 22/07/2021.

 

 

[2] http://cand.com.vn/Ban-doc-cand/dua-chat-XLR-11-co-trong-co-My-vao-danh-muc-cac-chat-ma-tuy-378370/, truy cập 22/07/2021.

 

 

[3] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta732389t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 22/07/2021.

 

 

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư