2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhu cầu mang thai hộ đang ngày khá phổ biến hiện nay trước hiện trạng nhiều cặp vợ chồng không thể sinh con. Tuy nhiên hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại lại bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.\
Điều 187 thuộc Chương XV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau:
“Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Pháp luật hình sự quy định hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp vợ chồng bị vô sinh, không có khả năng mang thai.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ thai.
Mang thai hộ gồm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Thực tế, Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Như vậy, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không phải là con của người mang thai hộ.
Để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cả bên mang thai và bên nhờ mang thai phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, được quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.”
Pháp luật đã dành riêng Chương V trong Nghị định 10/2015/NĐ-CP để hướng dẫn Điều này tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Đây là hành vi được quy định trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn được thực hiện những giải pháp khoa học để sinh con. Vấn này từ trước đến nay luôn bị nghiêm cấm nhưng lại chưa có văn bản pháp luật nào quy định trách nhiệm pháp lý của người mang thai hộ vì mục đích thương mại hay trách nhiệm pháp lý của bên nhờ mang thai hộ.
Tuy nhiên, pháp luật hình sự lại quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xâm hại đến chế độ quản lý nhà nước về vấn đề mang thai hộ.
Như vậy khách thể của tội phạm là chế độ quản lý nhà nước về sinh sản bằng phương pháp kĩ thuật và tính nhân đạo của hành vi mang thai hộ trong trường hợp cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn mong muốn có một đứa con.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi tổ chức mang thai hộ, hành vi này bao gồm nhiều hành vi khác nhau:
- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để thực hiện việc mang thai hộ;
- Tìm người có khả năng mang thai để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại và tìm các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có nhu cầu tìm người mang thai hộ;
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể thuận lợi sinh đứa trẻ ra.
Trường hợp có hành vi tổ chức mang thai hộ nhưng không vì mục đích thương mại mà vì mục đích nhân đạo thì người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Cấu thành tội phạm đối với tội tổ chức mang thai hộ là cấu thành hình thức. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Hậu quả của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mang có thể là người mang thai hộ có bầu hoặc đã sinh con. Như vậy, tội phạm hoàn thành khi có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xảy ra.
Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, nhưng không phải ai thực hiện hành vi này cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm cũng phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức hoặc năng lực làm chủ hành vi. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi khi không có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ có thể được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai, có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Hành vi “tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” không có nghĩa là phải nhiều người cùng tham gia thực hiện hành vi mà chủ thể của tội phạm có thể chỉ là một cá nhân đứng ra thực hiện tất cả các hành vi phạm tội.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp tức là người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, không mong muốn hậu quả của nó xảy ra nhưng vì lợi nhuận mà để mặc hậu quả mang thai hộ xảy ra.
Mục đích của tội phạm này là thương mại, kiếm lợi nhuận từ việc mang thai hộ.
Điều 187 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người thực hiện tội phạm như sau:
- Khung hình phạt phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
- Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Đối với 02 người trở lên;
Là trường hợp tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đối với 02 người trở lên.
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
Là trường hợp tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại 02 lần trở lên. Có thể là trường hợp phạm tội 02 lần nhưng chỉ với 01 người.
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng việc mình là thành viên của cơ quan, tổ chức để đứng lên thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Điều này gây mất uy tín đối với cơ quan, tổ chức bị lợi dụng danh nghĩa.
d) Tái phạm nguy hiểm.
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Như vậy, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã công nhiên tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại của người khác hoặc trước đây họ đã bị kết án về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
- Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bán án số 9/2021/HSST ngày 12-3-2021 “V/v xét xử Nguyễn Thị Hồng T cùng đồng phạm phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang.[1]
Khoảng tháng 7/2019, Nguyễn Thị Hồng T đi du lịch tại thành phố Q, tỉnh C, Trung Quốc. Tại đây, T gặp 01 người đàn ông Trung Quốc họ Dương (thường gọi là ông Dương), khoảng 40 tuổi, (không rõ nghề nghiệp, địa chỉ), ông Dương trao đổi với T muốn tìm phụ nữ Việt Nam có đủ điều kiện mang thai để đưa sang nước Campuchia cấy, ghép phôi, mang thai hộ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn người Trung Quốc, việc cấy ghép mang thai thành công cho đến khi sinh đẻ xong ông Dương trả 16.000 USD cho thai đơn (tương đương 380 triệu đồng tiền Việt Nam), thai đôi được trả 19.000 USD (tương đương 437 triệu đồng tiền Việt Nam), T đồng ý theo thỏa thuận.
Sau đó, ông Dương dẫn T đến bệnh viện Royal Fertility & Genetic Hospital (RFG) tại thành phố Q để tham quan quy trình cấy ghép phôi thai. Trước khi về Việt Nam ông Dương hẹn gặp lại T tại chi nhánh bệnh viện Royal Fertility & Genetic Hospital (RFG) tại thành phố Phnompenh, Campuchia để tham quan, bàn bạc, thống nhất việc đưa phụ nữ Việt Nam đến bệnh viện cấy, ghép phôi thai.
Khoảng cuối tháng 7/2019 như đã hẹn, T sang Campuchia gặp ông Dương, được ông Dương giới thiệu gặp một nam giới người Trung Quốc khoảng 30 tuổi tên là TN-Trợ lý của ông Dương, ông Dương giao cho TN trực tiếp chuyển tiền, hướng dẫn T về điều kiện kiểm tra sức khỏe của người phụ nữ, sau đó gửi kết quả sang cho TN, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ thông báo cho T biết và đưa phụ nữ đó sang bệnh viện Royal Fertility & Genetic Hospital (RFG) để cấy ghép phôi thai.
Từ tháng 8/2019, T bắt đầu sử dụng mạng xã hội facebook với tên “A1” truy cập vào các nhóm mang thai hộ trên mạng xã hội để theo dõi và lần tìm những người có nhu cầu mang thai hộ. Khi tìm được, T tư vấn và đưa ra mức giá 300.000.000đ (ba trăm triệu đồng) đối với thai đơn và 370.000.000 đ (ba trăm bảy mươi triệu đồng) đối với thai đôi, nếu mổ đẻ thì bồi dưỡng thêm 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng).
Quá trình tìm kiếm người mang thai hộ, T làm quen với Lương Thị Bích T1, trú tại tỉnh P, qua trao đổi, T1 chủ động xin làm cộng tác viên cho T và thống nhất nếu tìm được một người mang thai hộ giới thiệu cho T thì T1 được T trả 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng). T hướng dẫn T1về cách tư vấn tìm người mang thai hộ phải bảo đảm các điều kiện sức khỏe sinh sản, sau khi tìm được người phụ nữ có nhu cầu mang thai hộ T1 có trách nhiệm thu thập kết quả kiểm tra sức khỏe của bệnh viện hoặc các cơ sở y tế sau đó chụp gửi cho T, nếu được T sẽ thông báo. Quá trình điều tra xác minh, mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định trong khoảng thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019, Nguyễn Thị Hồng T và Lương Thị Bích T1 đã tổ chức mang thai hộ thành công cho 09 người phụ nữ. Tiền trả cho những người phụ nữ mang thai hộ tính theo tháng và được nhận đủ tiền khi sinh đẻ xong tại Trung Quốc. Từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019, Nguyễn Thị Hồng T và Lương Thị Bích T1 đã tổ chức mang thai hộ cho 09 người, trong đó T1mối giới cho T được 06 người, T tự liên hệ được 03 người, số tiền các bị cáo được hưởng lợi như sau:
- Nguyễn Thị Hồng T được hưởng lợi từ việc tổ chức mang thai hộ số tiền là 74.300.000 đ, T đã sử dụng cho việc chi tiêu cá nhân hết.
- Lương Thị Bích T1 được hưởng lợi từ việc môi giới cho những người mang thai hộ là 59.900.000 đ, số tiền này T1đã sử dụng mua 01 điện thoại và 02 máy tính xách tay hết 33.000.000đ (ba mươi ba triệu đồng), số tiền còn lại T1 đã chi tiêu cá nhân hết.
Trong vụ án này, mặc dù bị cáo Lương Thị Bích T1 tổ chức cho 06 người phụ nữ mang thai hộ, bị cáo Nguyễn Thị Hồng T chịu trách nhiệm chung tổ chức cho 09 người phụ nữ mang thai hộ, nhưng các bị cáo không tổ chức trong cùng một lần phạm tội mà chỉ đường hoặc trực tiếp đưa tổng số 9 người phụ nữ này đi sang nước Campuchia cấy ghép phôi thai vào những thời điểm khác nhau, diễn ra liên tiếp từ Tháng 8 đến Tháng 12/2019 để kiếm lợi nhuận. Mỗi lần tổ chức cho 01 người phụ nữ mang thai hộ đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội “ Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.
Vì vậy, hành vi phạm tội của các bị cáo Nguyễn Thị Hồng T, Lương Thị Bích T1 thuộc trường hợp “Phạm tội từ 02 lần trở lên”, là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định tại điểm điểm b khoản 2 Điều 187 Bộ luật Hình sự ; khoản 2 Điều 187 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt từ 01 năm đến 05 năm tù.
Hành vi phạm tội của các bị cáo Nguyễn Thị Hồng T, Lương Thị Bích T1 là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý nhà nước trong việc áp dụng kỹ thuật sinh sản để người phụ nữ mang thai hộ cho những cặp vợ chồng gặp khó khăn về sinh con, vi phạm điều cấm được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình, xâm phạm nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục và trật tự an toàn xã hội.
Các bị cáo là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có trình độ học vấn nhất định nên hơn ai hết phải nhận thức được Nhà nước thực hiện vai trò quản lý việc mang thai hộ là nhằm bảo vệ tính nhân đạo của các quy định pháp luật cho phép mang thai hộ, đồng thời nghiêm cấm các hành vi lạm dụng cơ thể người phụ nữ để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, trong khi các bị cáo không hề biết những đứa trẻ được sinh ra sẽ giao cho ai, có được giao cho những gia đình người Trung Quốc hiếm muộn thật không, hay bị sử dụng vào mục đích phi nhân đạo, song chỉ vì mong muốn có tiền chi tiêu các bị cáo đã bất chấp quy định của pháp luật mà thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Lợi dụng những người phụ nữ có hoàn cảnh éo le, khó khăn về kinh tế, thông qua mạng xã hội facebook các bị cáo tự tìm kiếm, làm quen, sau đó chỉ dẫn họ tham gia vào đường dây mang thai hộ do một nhóm người bên nước Trung Quốc cầm đầu, tổ chức. Sau khi việc cấy ghép phôi thành công, những người phụ nữ mang thai hộ bằng nhiều hình thức khác nhau phải sang Trung Quốc sinh nở theo thỏa thuận để các bị cáo được hưởng lợi về kinh tế.
Hành vi phạm tội của các bị cáo cần phải xử lý bằng hình phạt tù, cách ly các bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian mới có đủ tác dụng giáo dục đối với các bị cáo, đồng thời có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa chung.
Vì lẽ đó, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang quyết định tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thị Hồng T, Lương Thị Bích T1 phạm tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”, xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Hồng T 18 (mười tám) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án và xử phạt bị cáo Lương Thị Bích T1 12 (mười hai) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo đi chấp hành án.
Luật Hoàng Anh
[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta691525t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập vào ngày 15/07/2021.
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh