2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trộm cắp tài sản là một hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của con người. Pháp luật Hình sự hiện hành quy định đây là một tội phạm, người thực hiện hành vi này cần chịu trách nhiệm thích đang trước pháp luật.
Điều 173 Chương XVII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
Tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Quyền sở hữu tài sản của con người gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Người chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu do được uỷ quyền, được giao mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các quyền chiếm hữu chỉ được thực thi trong phạm vi giới hạn của các hành vi và theo thời gian mà chủ sở hữu cho phép.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. Việc sử dụng tài sản là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa thực tế đối với chủ sở hữu.
Quyền định đoạt là quyền năng của chủ sở hữu để quyết định về “số phận” của tài sản, có thể là trưng bày, lưu giữ, tiêu dùng hết, huỷ bỏ..., hoặc cũng có thể là bán, cho, tặng,...
Điều 105 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 quy định về tài sản:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Quyền sở hữu tài sản được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người.
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi trộm cắp.
Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biét mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biêt bị mất tài sản.
Tính chất lén lút (bí mật) của hành vi trộm cắp tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi phạm tội của mình. Lén lút, đối lập với công khai trắng trợn. Tuy nhiên, lén lút không phải đặc trưng duy nhất của tội trôm cắp tài sản, mà trong nhiều tội phạm người phạm tội cũng lén lút nhưng là để thực hiện một mục đích khác như: Lẻn vào nhà ngừơi khác để đặt mìn nhằm mục đích giết hại những người trong gia đình họ, lẻn vào phòng ngủ của phụ nữ để thực hiện hành vi hiếp dâm. v.v... Vì vậy, khi nói đến tội trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lén lút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp tài sản. Có thể nói, trộm cắp là chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.
Để xác định hành vi trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp với một số tội phạm khác gần kề, chúng ta nghiên cứu một số dạng trộm cắp tài sản có tính chất đặc thù sau:
- Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện đã lến lút chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
- Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, xô đẩy để chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Người phạm tội lợi dụng người quản lý tài sản không có mặt ở nơi để tài sản hoặc tài sản không có người trực tiếp quản lý (tài sản ở nơi công cộng), nên đã chiếm đoạt.
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Nói chung, tài sản bị chiếm đoạt do hành vi trộm cắp gây ra là tiền các loại, hàng hoá và các giấy tờ có giá trị thanh toán như phiếu công trái, ngân phiếu sở hữu. Tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Mặc dù, khoản 1 của điều 173 Bộ luật Hình sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện nhất định. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả tài sản bị chiếm đoạt lén lút xảy ra.
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (Tội cướp giật tài sản), 173 (Tội trộm cắp tài sản), 178 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản). Khoản 1,2 Điều 173 Bộ luật Hình sự thuộc loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Khoản 3,4 Điều 173 Bộ luật Hính sự thuộc loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội phạm tại Khoản 1,2 Điều 173 là người từ đủ 16 tuổi còn tội phạm tại Khoản 3,4 Điều này là người từ đủ 14 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự.
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà hắn trộm cắp là tài sản của người khác và mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập.
- Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
Theo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP về việc áp dụng một số quy định các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật Hình sự, bị coi là "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt", nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Các tội quy định tại nội dung này gồm:
- Điều 168 - Tội cướp tài sản
- Điều 169 - Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- Điều 170 - Tội cưỡng đoạt tài sản
- Điều 171 - Tội cướp giật tài sản
- Điều 172 - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
- Điều 174 - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Điều 175 - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Điều 290 - Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Đây là trường hợp hành vi trộm cắp tài sản diễn ra tại nơi công cộng, gây ảnh hưởng đến nhiều người, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Việc trộm cắp phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc gia đình họ là hành vi gián tiếp dồn bị hại và gia đình họ vào hoàn cảnh khó khăn, không có phương tiện để kiếm sống, không thể đáp ứng đủ nhủ cầu cần thiết phụ vụ cuộc sống.
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Theo Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009, di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị:
a) Có tổ chức;
Phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành trộm cắp tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản.
Người tổ chức trong vụ án trộm cắp tài sản cũng tương tự như đối với người tổ chức trong các vụ án khác, họ cũng là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, người tổ chức trong vụ án trộm cắp tài sản chủ yếu là người vạch kế hoạch, chỉ huy việc thực hiện kế hoạch trộm cắp tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm về tài sản.
Người xúi giục trong vụ án là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức trong vụ án là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện hành vi phạm tội.
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc phạm tội là nguồn sống chính cho mình và có từ 5 lần trở lên phạm tội.
Khái niệm chuyên nghiệp được hiểu ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người, vì không thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống, tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội coi việc phạm tội đó là phương tiện kiếm sống.
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tài sản bị trộm cắp có thể là tiền. Trường hợp tài sản là vật, người phạm tội phải chịu tình tiết định khung tăng nặng này khi giá trị quy đổi của vật bị chiếm đoạt tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng phương pháp tinh vi, gian dối cao làm cho mọi người dễ lầm tưởng đó không phải trộm cắp nhưng thực chất hành vi đó là để trộm cắp tài sản.
đ) Hành hung để tẩu thoát;
Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.
Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
g) Tái phạm nguy hiểm.
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Như vậy trộm cắp tài sản trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã trộm cắp tài sản của người khác hoặc trước đây họ đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục trộm cắp tài sản của người khác.
- Khung hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Quy định này giống với quy định về giá trị tài sản ở khung hình phạt trên, tuy nhiên giá trị tài sản ở khung hình phạt này cao hơn, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng cao hơn.
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Thiên tai, dịch bệnh là hoàn cảnh khó khăn, là yếu tố khách quan bên ngoài không ai mong muốn. Lúc này, mọi người đang tập trung vào công tác khắc phòng chống thiên tai mà người phạm tội lại lợi dụng thời điểm khó khăn này để trộm cắp tài sản của bị hại.
- Khung hình phạt phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
Trường hợp phạm tội này tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại trường hợp quy định giá trị tài sản phần trên, chỉ khác ở chỗ giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ 500.000.000 đồng trở lên. Đây là tài sản có giá trị đặc biệt lớn, nên người phạm tội phải chịu khung hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp là thời điểm đất nước cần toàn thể nhân dân chung tay, giải quyết vấn đề chiến tranh hay tình trạng khẩn cấp. Vậy mà người phạm tội lại lợi dụng thời điểm này để thực hiện tội phạm. Do đó, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi trộm cắp tài sản cao hơn những trường hợp trộm cắp tài sản thông thường.
- Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Bản án số 35/ 2021/HS-ST ngày 04/6/2021”V/v xét xử bị cáo Phùng Quốc Kh phạm tội trộm cắp tài sản” của Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước.[1]
Khoảng 00 giờ 30 phút ngày 12/3/2021, Kh đi bộ từ khu vực chợ Lộc Ninh về hướng cầu ngập để tìm người quen xin tiền, khi đi ngang qua quán nước của anh Đỗ Cao Tr, thuộc Kp Ninh Phú, thị trấn Lộc Ninh,thấy anh Tr đang ngủ trên ghế, bên cạnh anh Tr có 01 điện thoại di động Iphone 6 Plus màu trắng đang sạc pin, Kh nảy sinh ý định trộm điện thoại đem bán lấy tiền tiên xài. Kh cởi áo thun đang mặc trùm lên đầu rồi đi tới chỗ anh Tr đang ngủ lấy điện thoại, sau đó Kh đi tới khu vực bán rau trong chợ ngủ. Đến 09 giờ cùng ngày, Kh đem điện thoại đến bán cho anh Trần Văn Đ được 400.000đ. Sau khi mất điện thoại, anh Tr có nói cho ông Lê Trịnh M biết, qua kiểm tra Camera, ông M biết được Kh là người trộm điện thoại của anh Tr. Ông M gặp Kh nói chuyện, bị cáo thừa nhận trộm điện thoại của anh Tr và bán cho anh Đ, Kh đã đưa ông M đến tiện của anh Đ, khi biết điện thoại đã mua là do Kh trộm, anh Đ đã trả lại cho ông M, sau đó anh Tr đã trình báo cho Công an. Tại kết luận định giá tài sản số 17/2021/KL-HĐĐGTS ngày 31/3/2021 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Lộc Ninh kết luận 01 điện thoại Iphone 6 Plus màu trắng hồng, màng hình bị bể 01 phần bên góc trái có giá 2.100.000đ.
Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội cũng như tại phiên tòa công khai, bị cáo là người đã thành niên,có năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự tại địa phương, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích phạm tội của bị cáo là lấy tài sản bán lấy tiền mua ma túy sử dụng.
Xét về nhân thân: Bị cáo có nhân thân không tốt, bị cáo có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản chưa được xóa án tích nên lầnphạm tội này thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng định khung, ngoài ra, bị cáo là người nghiện ma túy, ngày 06/7/2018 bị Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 24 tháng, bị cáo chưa chấp hành xong với lý do đã bị xét xử vào ngày 12/8/2018 hình phạt 15 tháng tù.
Vì lẽ đó, Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước quyết định tuyên bố bị cáo Phùng Quốc Kh phạm tội Trộm cắp tài sản xử phạt bị cáo Phùng Quốc Kh 02 (hai) năm 04 (bốn) tháng tù. Thời gian tính tù từ ngày 31/3/2021.
Luật Hoàng Anh
[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta729260t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 16/07/2021.
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh