Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh tội phạm phụ thuộc vào cơ quan, cá nhân hay tổ chức nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:00 (GMT+7)

Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh tội phạm quy định tại Điều 4 BLHS

Phòng  ngừa và đấu tranh tội phạm là một nhiệm vụ được đặc ra tại Điều 1 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đây là nhiệm vụ cơ bản, làm cơ sở cho các nhiệm vụ khác của Bộ luật Hình sự. Tại Điều 4, nhiệm vụ này được cụ thể hóa trong việc xác định trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Vậy ai? Tổ chức? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trên trong bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 4 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước như sau:

Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.”

2. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

Điều 4 BLHS 2015 khẳng định trách nhiệm chống và phòng ngừa tội phạm thuộc về mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan. Trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp và thanh tra. Đây là nhóm cơ quan trực tiếp thực hiện công việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, việc tham gia tích cực phòng, chống tội phạm chính là nghĩa vụ của mình.

Chống tội phạm là hoạt động tiếp xúc trực diện với tội phạm (phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm).

Phòng ngừa tội phạm gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm ngăn ngừa tội phạm diễn ra.

Tuy chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động khác nhau nhưng lại có quan hệ mật thiết, không thể tác rời nhau. Chống tội phạm không chỉ mang tính răn đe mà còn định hướng cho công tác phòng ngừa tội phạm. Tất nhiên cả chống và phòng ngừa tội phạm phải dựa trên cơ sở pháp lý là các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự.

Một hoạt động đặc trưng trong công tác phòng ngừa tội phạm là giáo dục. Giáo dục cũng là một nhiệm vụ của Bộ luật hính sự quy định tại Điều 1 Bộ luật này. Tại khoản 2 Điều 4 quy định rõ các cơ quan tổ chức không những có trách nhiệm giáo dục ý thức tuẩn thủ quy định pháp luật mà còn nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ chính bản thân mình khỏi những hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời giải quyết các nguyên nhân có thể gây ra tội phạm trong nội bộ cơ quan, tổ chức.

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư