2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về trách nhiệm thông báo cho người bào chữa được quy định như sau:
“Điều 79. Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa
1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này.
2. Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 của Bộ luật này.”
Đây là điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015 nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của CQTHTT trong việc thông báo cho người bào chữa khi họ tham gia tố tụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015 thì người bào chữa có quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng cùng CQTHTT như: hỏi cung, đối chất, nhạn dạng, nhận biêt giọng nói… Do đó, để bảo đảm quyền tham gia của người bào chữa vào các hoạt động tố tụng này, Điều luật quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm, tiến hành hoạt động tố tụng mà người bào chữa có quyền tham gia. Pháp luật không quy định thời gian là bao nhiêu là thời gian hợp lý, nhưng thời gian hợp lý được hiểu là khoảng thời gian đủ để người bào chữa sắp xếp công việc và kịp di chuyển đến nói tiến hành hoạt động tố tụng.Ví dụ như một Luật sư ở Hà Nội bào chữa cho một bị cáo ở Đà nẵng thì không thể “sáng báo, chiều có mặt” được, vì vậy “thời gian hợp lý” trong trường hợp này tối thiểu cũng phải là 01 ngày để người bào chữa có thời gian di chuyển. Việc thông báo có thể thực hiện bằng văn bản, bằng email hoặc điện thoại, nhưng cần có bằng chứng để lưu lại, tránh việc người bào chữa khiếu nại không nhận được thông báo hoặc nhận được thông báo quá gấp, không kịp đến để tham gia các hoạt động tố tụng, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền bào chữa cũng như uy tín của các CQTHTT.
Nếu cơ quan thẩm quyền tiến hành tố tụng đã báo trước thời gian hợp lý nhưng người bào chữa vẫn không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng và trở ngại khách quan quy định tại Điều 291 BLTTHS 2015:
“1. Người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
2. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.”
Quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015:
“1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.”
Như vậy, trong trường hợp người bị buộc tội có tội rơi vào mức cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hoặc họ có nhược điểm về thể chất mà người bào chữa của họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Điểm b , khoản 2 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa phải “ Đề nghị Cơ quan Điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can.” Quy định này cũng gây cản trở cho người bào chữa thực hiện các quyền của mình. Hạn chế này đã được BLTTHS2015 hủy bỏ và quy định cụ thể nghĩa vụ của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh