2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) về văn bản tố tụng được quy định như sau:
“Điều 132. Văn bản tố tụng
1. Văn bản tố tụng gồm lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất.
2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.”
Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015, quy định cụ thể về nội dung các văn bản tố tụng.
Văn bản tố tụng là các văn bản do CQTHTT lập, ban hành trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng. Văn bản tố tụng bao gồm:
- Lệnh, quyết định, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án;
- Yêu cầu và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất (ví dụ: Biên bản giao nhận, biên bản tạm giữ, biên bản khám xét, quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản)
Văn bản tố tụng phải bảo đảm phản ánh đầy đủ và chân thực nội dung sự việc nên văn bản phải ghi rõ các nội dung sau:
- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
- Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
- Nội dung của văn bản tố tụng;
- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Văn bản tố tụng phải được ban hành theo đúng thủ tục quy định trong BLTTHS, do người có thẩm quyền ký; các văn bản tố tụng do Cơ quan Điều tra ban hành phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn (nếu là những văn bản pháp luật quy định phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát như lệnh bắt, lệnh tạm giữ, tạm giam).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh