2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong lúc bắt giữa người phạm tội, không thể tránh khỏi những lúc người phạm tội bất hợp tác, bỏ trốn, đòi hỏi người bắt giữ phải có những biện pháp khống chế người phạm tội. Do đó, việc gây thiệt hại trong lúc như vậy rất phổ biến. Nhận thấy thực tế này, pháp luật hình sự đã quy định về trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội tại một điều luật riêng.
Điều 24 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về gây thiệt hại trong khi bắt giữa người phạm tội như sau:
“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Kỹ thuật lập pháp tại Điều luật này cũng không hề khác so với Điều 22 và Điều 23 mỗi điều đều bao gồm 2 khoản, Khoản 1 sẽ quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, Khoản 2 thì vẫn chủ thể gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm nếu hành vi gây thiệt hại đó rõ ràng vượt quá mức cần thiết.
Theo Khoản 1 Điều 24, cơ sở cho phép gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội là có “người thực hiện hành vi phạm tội” và được phép bắt giữa. Như vậy, chỉ người có quyền bắt giữ mới được phép “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Để xác định quyền này, phải xem xét đến quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật tố tụng hình sự) quy định: người có thẩm quyền ra lệnh bắt giữ người gồm:
“Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp,...; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử”.
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng hình sự xác định chủ thế là người dân có quyền bắt người chỉ trong hai trường hợp là: bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã.
Khi có quyền bắt giữ, người thực hiện việc bắt giữ được phép sử dụng vũ lực để bắt và khi sử dụng vũ lực có thể gây thiệt hại cho người bị bắt. Tuy nhiên việc sử dụng vũ lực này phải nằm trong giới hạn: việc phải dùng vũ lực là cách duy nhất để có thể bắt được người phạm tội và việc sử dụng vũ lực phải trong mức độ cần thiết cho việc bắt người.
Khoản 2 Điều 24 quy định về trường hợp vượt quá mức cần thiết của gây thiệt hại trong khi bắt người. Đây là trường hợp người bắt giữ đã sử dụng vũ lực quá mức cần thiết cho việc bắt giữ, hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt giữ không còn hợp pháp. Do vậy, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của mình. Tuy nhiên cũng giống với “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có lỗi đối với việc vượt quá của mình, “phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” là cũng một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điểm đ Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh