Vô ý phạm tội là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:00 (GMT+7)

Vô ý phạm tội quy định tại Điều 11 BLHS

Chủ thể có thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Trong bài viết trước, Luật Hoàng Anh đã trình bày nội dung của lỗi cố ý. Do đó, trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung của lỗi vô ý.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 9 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định phân loại tội phạm như sau:

“Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

2. Vô ý phạm tội

Lỗi vô ý được quy định tại Điều 11 BLHS 2015 gồm 02 hình thức là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả.

2.1. Lỗi vô ý vì quá tự tin

Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi mà người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Tuy nhiên cần phân tích rõ mức độ nhận thức hậu quả của người thực hiện hành vi. Người phạm tội nhận thức được hành vi mà mình đang hoặc sắp thực hiện có thể dẫn đến một hậu quả nào đó nhưng lại cho rằng hậu quả đó không có cơ sở để xảy ra hoặc nếu xảy ra sẽ được ngăn chặn một cách ngay lập tức. Trong ý chí khi thực hiện hành vi, người phạm tội hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra như biểu hiện của trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp nhưng trong nhận thức, người phạm tội tự tin ngăn chặn được hậu quả, tuy nhiên sự tự tin không tương đồng với thực tế, không giải quyết được vấn đề.

Ví dụ, 2 người đi săn lợn rừng, người A nhìn thấy cả người A và lợn rừng. Người A cho rằng với khả năng nhắm bắn của mình sẽ bắn trúng lợn rừng. Tuy nhiên sau đó, người A không bắn trúng lợn rừng mà lại bắn trúng người B.

2.2. Lỗi vô ý vì cẩu thả

Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi mà người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Xét về mặt nhận thức thì người phạm tội hoàn toàn không thấy được hậu quả do hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù pháp luật buộc người phạm tội phải thấy trước được điều đó. Việc đánh giá khả năng thấy trước hậu quả cũng cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, cụ thể dựa vào chính khả năng của người phạm tội như trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, lứa tuổi, kinh nghiệm sống, tay nghề...; dựa vào hoàn cảnh khách quan về không gian, thời gian, vị trí địa lý... lúc xảy ra sự việc.

Ví dụ: Bác sĩ tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân và hậu quả là bệnh nhân chết. Trong trường hợp này chính sự cẩu thả của bác sĩ đã dẫn đến hậu quả là cái chết của bệnh nhân, trong quy tắc xử sự hành nghề y buộc bác sĩ phải là một người cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc và đồng thời họ cũng phải nhận thức được hậu quả sẽ như thế nào nếu có sự nhầm lẫn, sử dụng không chính xác.

Luật Hoàng An

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư