2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định tại Bộ luật hình sự 2019. Đây là loại hình phạt không buộc người phạm tội phải cách li khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội nói chung. Trong thời gian chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, người chấp hành án nếu vi phạm những quy định của pháp luật có thể bị xử lý vi phạm theo quy định. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ Luật hình sự 2015, các hình thức hình phạt chính áp dụng với người phạm tội bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Cải tạo không giam giữ;
– Trục xuất;
– Tù có thời hạn;
– Tù chung thân;
– Tử hình.
Như vậy, cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được áp dụng đối với những người phạm tội. Cải tạo không giam giữ có thể hiểu là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ theo Điều 105 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
- Trường hợp người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì Công an cấp xã, đơn vị quân đội lập biên bản về việc vi phạm. Trường hợp đã lập biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ 02 lần nhưng người chấp hành án vẫn tiếp tục vi phạm thì Công an cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án do đơn vị quân đội giám sát, giáo dục thì đơn vị quân đội tổ chức kiểm điểm người đó.
- Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
- Người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì không được xem xét giảm thời hạn chấp hành án. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, xử lý vi phạm đối với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đã có quy định cụ thể về trường hợp người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì Công an cấp xã, đơn vị quân đội lập biên bản về việc vi phạm. Người chấp hành án đã bị kiểm điểm nhưng tiếp tục cố ý không chấp hành nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật Thi hành án hình sự 2019 thì không được xem xét giảm thời hạn chấp hành án nhằm mục đích răn đe người phạm tội và bắt buộc chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật về hành vi mà mình gây ra.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh