2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cấu thành tội phạm là một thuật ngữ pháp lý quan trọng trong khoa học luật hình sự. Vậy việc nghiên cứu cấu thành tội phạm có ý nghĩa và vai trò như thế nào?
1. Như chúng ta đã biết, cơ sở của trách nhiệm hình sự là một người phạm một tội hay một pháp nhân thương mại phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, xét về mặt pháp lý, một người hay một pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ thực hiện hành vi phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Việc xác định hành vi nào là hành vi phạm tội và hành vi đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không phụ thuộc vào việc xác định hành vi đó có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay không. Nếu hành vi đó có đầy đủ các dấu hiệu thỏa mãn cấu thành tội phạm của một tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự thì hành vi đó là hành vi phạm tội và chủ thể thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ đối với hành vi “trộm cắp tài sản”. Một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có phạm tội trộm cắp tài sản hay không? Trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi trên được áp dụng như thế nào?
Căn cứ quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản, như sau:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;" [....]
Tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức, vấn đề hậu quả không được đề cập trong cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan được đề cập tới trong cấu thành tội phạm đối với tội này là “trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây….”. Như vậy, hành vi trộm cắp tài sản chỉ trở thành tội trộm cắp tài sản khi thỏa mãn dấu hiệu hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự. Chỉ khi hành vi trộm cắp tài sản nêu trên được xác định là tội trộm cắp tài sản, trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội mới được đặt ra.
Có thể thấy, việc nghiên cứu cấu thành tội phạm giúp chúng ta xác định được hành vi phạm tội và là căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội. Do phải dựa vào những dấu hiệu của cấu thành tội phạm để nhận định hành vi có phải là tội phạm hay không và chủ thể thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không nên cấu thành tội phạm được coi là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.
2. Khi đã xác định được hành vi là một tội phạm cụ thể trong luật hình sự, vấn đề định tội danh là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Muốn định tội danh cụ thể cho hành vi, chúng ta phải căn cứ vào các cấu thành tội phạm đã được quy định trong bộ luật hình sự. Xem xét hành vi đó thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh nào, từ đó có cơ sở để định tội. Như vậy, cấu thành tội phạm là căn cứ của việc định tội danh, chúng ta phải dựa trên cấu thành thành tội phạm đã được quy định trong bộ luật hình sự để có thể định tội danh.
3. Cấu thành tội phạm còn là cơ sở pháp lý để định khung hình phạt. Như đã phân tích trong bài phân loại cấu thành tội phạm, cấu thành tội phạm được chia thành cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Trong những trường hợp tội phạm có cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ, các cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ đó là cơ sở để xác định khung hình phạt. Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng hay giảm nhẹ (hay nói cách khác là hành vi phạm tội thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ) thì khung hình phạt được áp dụng là khung hình phạt có dấu hiệu định khung hình phạt đó.
Tóm lại, cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý rất quan trọng trong việc nghiên cứu tội phạm. Việc nghiên cứu và hiểu rõ cấu thành tội phạm đối với từng loại tội phạm cụ thể là căn cứ pháp lý vững chắc trong việc xác định tội danh, định tội danh, xác định khung hình phạt cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh