Theo Khoản 2 Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
“2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.”
Theo đó, an toàn, vệ sinh viên:
- Là người lao động trực tiếp, tức người là người trực tiếp thực hiện các công việc lao động tại cơ sở làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động.
- Am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động trực tiếp làm công việc tại cơ sở lao động thường hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật và các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động mang tính kỹ thuật, những người này có khả năng trở thành người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, cũng có khả năng trở thành an toàn, vệ sinh viên.
- Tự nguyện và gương mẫu trong chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động: Người làm an toàn, vệ sinh viên là người gương mẫu trong thực hiện an toàn, vệ sinh lao động thì mới có thể làm công tác quản lý, hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở, vì vậy việc chấp hành tốt các quy định an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở
- Được người lao động bầu ra: Khác với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên được người lao động bầu ra (không được người sử dụng lao động lựa chọn). Những người lao động bầu an toàn, vệ sinh viên là người lao động làm trong các đơn vị tổ, đội của cơ sở lao động, do vậy việc bầu an toàn, vệ sinh viên được thực hiện một cách dân chủ và hầu như không có sự can thiệp của người sử dụng lao động.
- Thực hiện nhiệm vụ về an toàn, vệ sinh lao động: Quản lý người lao động trong tổ, đội thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị tổ, đội, hướng dẫn người lao động thực hiện công việc một cách an toàn theo sự chỉ dẫn từ phía người sử dụng lao động.
Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, việc bố trí an toàn, vệ sinh lao đông được thực hiện như sau:
- Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Tức là, trong mỗi tổ sản xuất phải tự bầu ra ít nhất một an toàn, vệ sinh viên, người này thực hiện nhiệm vụ với tư cách an toàn, vệ sinh viên chỉ trong phạm vi tổ sản xuất đó, nhưng đồng thời vẫn phải thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động tại cơ sở lao động và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.
- Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (bao gồm tất cả các an toàn, vệ sinh viên tại cơ sở sản xuất) sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. Nguyên nhân do an toàn, vệ sinh viên được bầu ra bởi người lao động, cũng được ban hành quy chế hoạt động với ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở nên thay vì người sử dụng lao động, an toàn, vệ sinh lao động chịu sự quản lý từ phía người lao động nhiều hơn.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Lao động 08/07/2021
Bài viết giải thích về trách nhiệm thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp
Hỏi đáp luật Lao động 09/07/2021
Bài viết giải thích về việc tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hỏi đáp luật Lao động 09/07/2021
Bài viết giải thích về tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hỏi đáp luật Lao động 09/07/2021
Bài viết giải thích về các điều kiện để trở thành người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
Tìm kiếm nhiều