Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:00 (GMT+7)

Bài viết giải thích khái niệm bệnh nghề nghiệp, phân loại bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp, cùng với tai nạn lao động, là 02 vấn đề được người sử dụng lao động và người lao động rất quan tâm. Vậy, bệnh nghề nghiệp là gì và phân loại bệnh nghề nghiệp như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

1. Khái niệm bệnh nghề nghiệp

Theo Khoản 9 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Từ định nghĩa trên của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có thể xác định:

a. Bệnh nghề nghiệp là bệnh, nhưng không phải là một loại bệnh cụ thể theo khái niệm y học

Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tai nạn lao động là tai nạn mà người lao động thực hiện được các vấn đề mà người sử dụng lao động. Tai nạn lao động là tai nạn bất chợt khiến người lao động bị tổn thương bộ phận, chức năng cơ thể, tuy nhiên các tổn thương này là các tổn thương mang tính chất vật lý và là hậu quả của một sự kiện là vụ tai nạn lao động. Nhưng bệnh nghề nghiệp không giống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không xuất hiện sau một sự kiện mà phát triển dần dần trong quá trình làm việc của người lao động. Ban đầu người lao động không nhận thức được mình mắc bệnh nghề nghiệp, chỉ khi có triệu chứng và các dấu hiệu khác ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng lao động, người lao động mới có thể nhận biết bệnh nghề nghiệp. Cũng vì thế hầu hết các tổn thương do tai nạn lao động không được coi là bệnh nghề nghiệp, trừ nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp không phải phải là một nhóm bệnh cố định có liên quan đến nhau theo y học, trên thực tế y học không có khái niệm “bệnh nghề nghiệp”. Đây hoàn toàn là khái niệm của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động. Vì vậy bệnh nghề nghiệp là cách gọi chung của một nhóm bệnh có đặc điểm giống nhau về mặt lao động, đó là tính chất nghề nghiệp, lao động tác động lên các bệnh này.

b. Bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động

Bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại, tức các yếu tố có hại tại môi trường làm việc (các yếu tố gây bệnh tật, suy giảm sức khỏe) như: Vi khí hậu, tiếng ồn, rung, bức xạ, phóng xạ, bụi,…

Như vậy, tính “nghề nghiệp” trong bệnh nghề nghiệp xuất phát từ điều kiện lao động đặc thù trong từng môi trường làm việc khác nhau giữa các nghề nghiệp, dẫn đến mức độ tác động của bệnh lên sức khỏe của người lao động cũng như khả năng mắc bệnh cao hơn so với các công việc khác.

2. Phân loại bệnh nghề nghiệp

Theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế, có các loại bệnh nghề nghiệp sau:

- Bệnh liên quan đến hô hấp: Bệnh phổi sillic nghề nghiệp; bệnh bụi phổi amiang nghề nghiệp,…

- Bệnh nhiễm độc: Bệnh nhiễm độc chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp;…

- Bệnh nghề nghiệp do rung: Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

- Các bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến chức năng bộ phận: Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su,…

- Các bệnh nghề nghiệp khác: Bệnh lao nghề nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, viêm gan virut C nghề nghiệp,…

Luật Hoàng Anh    

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư