2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 5 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, có 03 hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Trong hợp đồng này, hai bên chủ thể giao kết là:
- Người lao động
- Đơn vị sự nghiệp công lập (các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, cung cấp dịch vụ công, văn hóa, thể dục thể thao,…)
Người lao động ở đây là người lao động có hợp đồng lao động có hợp đồng lao động mà đơn vị sự nghiệp công lập là người sử dụng lao động. Thỏa thuận quốc tế có tác động để đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động của mình đi lao động, làm việc có thời hạn tại các quốc gia khác trong phạm vi công việc cũng đã được thỏa thuận trong thỏa thuận quốc tế.
Trong nhóm này, có 04 loại hợp đồng như sau:
Ở đây, hợp đồng này được giao kết giữa hai đối tượng:
- Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp này phải được thành lập hợp pháp, cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài)
Hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam này không phải hợp đồng lao động, do doanh nghiệp này chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, môi giới người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ở đây, hợp đồng này được giao kết giữa hai đối tượng:
- Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài (doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài và được thực hiện các công trình theo đúng quy định của pháp luật nước đó và ở Việt Nam)
Do đó, hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài có thể coi là hợp đồng lao động đưa người lao động ra làm việc cho doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài. Tức người lao động ra nước ngoài làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp này đã trúng thầu, nhận thầu.
Ở đây, hợp đồng này được giao kết giữa hai đối tượng:
- Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng đồng thời thực hiện các hoạt động lao động cho doanh nghiệp hoặc đối tác mà doanh nghiệp đã thỏa thuận để tạo ra sản phẩm, giá trị thặng dư.
Ở đây, hợp đồng này được giao kết giữa hai đối tượng:
- Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có thỏa thuận để người lao động Việt Nam được làm việc tại các dự án, công trình mà tổ chức, cá nhân đó đầu tư và có thể được giám sát, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ở nước ngoài.
Ở đây, hợp đồng này được giao kết giữa hai đối tượng:
- Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài
- Người sử dụng lao động nước ngoài (cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp ở nước ngoài).
Theo đó, hợp đồng được giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động ở nước ngoài là hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động này được giao kết dựa trên thỏa thuận, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước người sử dụng lao động mang quốc tịch hoặc được thành lập (đặt trụ sở chính).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh