2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi có kết quả quan trắc môi trường để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng có các nghĩa vụ gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 4 Điều 18 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động khi có kết quả quan trắc môi trường để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc thì có 03 nghĩa vụ như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo công khai cho người lao động tại nơi thực hiện quan trắc môi trường lao động về thời gian, địa điểm và việc thực hiện hoạt động này. Cũng chính vì vậy, khi có kết quả quan trắc môi trường lao động, người sử dụng lao động cũng phải thông báo cho người lao động. Tương tự đối với nơi kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm, người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động này một cách công khai, nên khi có kết quả cũng phải thông báo cho người lao động.
Việc thông báo cho người lao động kết quả quan trắc môi trường lao động, kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm cũng là một phương thức tuyên truyền, thông tin đến người lao động liên quan đến vấn đề an toàn. Người lao động được biết thêm thông tin về môi trường, điều kiện lao động của mình bao gồm các bất lợi, các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại cho mình, đồng thời được người sử dụng lao động hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm giảm khả năng bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho bản thân. Đây cũng chính là ý nghĩa của hoạt động quan trắc môi trường lao động, kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm.
Người sử dụng lao động ngoài trách nhiệm thông báo cho người lao động, còn phải thông báo cho các chủ thể liên quan trong hoạt động quản lý, giám sát an toàn, vệ sinh lao động. Đó là Công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin.
Đối với Công đoàn, hiện nay đây là tổ chức đại diện người lao động lớn nhất tại Việt Nam, với các cấp từ Trung ương tới cấp cơ sở. Đây là tổ chức có nhiệm vụ đại diện, đảm bảo quyền cho người lao động, cũng là chủ thể mà người sử dụng lao động phải lấy ý kiến tham khảo khi xây dựng một số quy định về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt như khi xây dựng nội quy lao động. Vì vậy, nếu người lao động được thông báo kết quả quan trắc môi trường để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc thì Công đoàn cơ sở cũng phải được thông báo về vấn đề này.
Đối với những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về hoạt động kiểm tra, giám sát, kết quả quan trắc môi trường lao động, các cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm quản lý người sử dụng lao động, người lao động, nơi làm việc của người lao động nên khi các cơ quan, tổ chức này yêu cầu người sử dụng lao động, thì chính là lúc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin một cách trung thực, đầy đủ cho các chủ thể trên.
Khi có kết quả quan trắc môi trường lao động, quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường lao động, bước đầu tiên trong quy trình theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc kết thúc. Người sử dụng lao động phải có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, các biện pháp này bao gồm:
- Các biện pháp về kỹ thuật (thay đổi quy trình lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động,…)
- Các biện pháp về quản lý, tổ chức (tuyên truyền, tổ chức khám sức khỏe, chế độ cho người lao động,…)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh