2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ để bồi dưỡng bằng hiện vật là điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc của người lao động, theo Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các trường hợp người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật được chia theo các mức hưởng khác nhau:
Các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại IV được quy định tại danh mục kèm theo của Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây chủ yếu là các công việc có các yếu tố nguy nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động nhưng tác động không nhiều như các trường hợp nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thường nằm ở mức có tác động gây hại cho sức khỏe, các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh lao động vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khả năng làm việc bị hạn chế nhưng cơ thể vẫn có thể thích nghi, điều hòa theo điều kiện lao động, tuy nhiên nếu thực hiện công việc này nhiều năm thì người lao động có thể bị suy giảm khả năng lao động, sức khỏe bị giảm sút.
Một số công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại IV: Rửa lọc bằng phương pháp siêu âm; Cứu hỏa sân bay; Nhân viên giao, nhận hàng hoá ở kho hàng...
Trong đó, theo Phụ lục 1 của Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 1)
- Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 1)
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 2)
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây bệnh truyền nhiễm (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 2)
Tương tự như trường hợp trên, các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại V được quy định tại danh mục kèm theo của Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là các công việc vượt quá tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động, cường độ vận động cơ bắp lớn hoặc gây mệt mỏi về thần kinh cao, người lao động khó có khả năng thích nghi và điều hòa hoàn toàn đối với các công việc này nên mức độ ảnh hưởng sức khỏe sẽ nhanh và nhiều hơn so với các công việc, nghề loại IV.
Một số nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại V là tiếp viên hàng không; Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ; Trắc địa cơ bản ở vùng núi cao, rừng sâu, biên giới, hải đảo;...
Trong đó, theo Phụ lục 1 của Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các điều kiện lao động làm căn cứ hưởng mức:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 2)
- Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 2)
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 3)
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây bệnh truyền nhiễm (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 3)
Các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại VI được quy định tại danh mục kèm theo của Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là các nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhất, có các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh lao động cao hơn rất nhiều so với các công việc loại IV và loại V, mức độ chịu đựng của người lao động về hoạt động thể chất cũng như thần kinh đối với các công việc cũng ở mức độ cao hơn so với các công việc loại V, dù cùng là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Một số nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại VI là diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc khác trên cao; vận động viên quyền anh, võ vật, cử tạ, lặn; Khoan dầu khí trên các giàn khoan ngoài biển;…
Trong đó, theo Phụ lục 1 của Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 3)
- Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 3)
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 4)
- Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây bệnh truyền nhiễm (được bồi dưỡng hiện vật theo mức 4)
Dựa trên phần 1, có thể thấy đối với mỗi loại nghề, công việc có mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức độ hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khác nhau, từ thấp đến cao.
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bồi dưỡng bằng hiện vật được chia ra làm 04 mức khác nhau, các mức bồi dưỡng này được xác định theo định suất hằng ngày bằng số tiền tương ứng với giá trị hiện vật, điều kiện lao động càng nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại thì mức hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật càng cao:
- Mức 1: 10.000 Đồng
- Mức 2: 15.000 Đồng
- Mức 3: 20.000 Đồng
- Mức 4: 25.000 Đồng
Ví dụ: Người lao động làm việc 22 ngày trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại loại IV và được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật có giá trị bằng 10.000 Đồng cho mỗi ngày trong 22 ngày. Người sử dụng lao động có thể bồi dưỡng bằng hiện vật nhiều lần, hoặc gộp số tiền tương ứng cho nhiều ngày để mua hiện vật. Trong 03 ngày, người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động bằng đồ ăn (có giá trị là 30.000 Đồng, bằng với định suất 03 ngày người lao động nhận được).
Xem thêm: Thế nào là bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh