2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chấm dứt hợp đồng lao động là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến liên quan đến lao động vì quan hệ lao động được thiết lập dựa trên hợp đồng lao động. Vậy, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Bộ luật lao động năm 2019 có các quy định như thế nào về các trường hợp này?
Sau khi hết hạn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động không có thỏa thuận về việc tiếp tục làm việc hay chuyển hợp đồng thì quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt từ khi hết hạn hợp đồng lao động.
Đối với người lao động đang là thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, khi hợp đồng lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải gia hạn hợp đồng cho người lao động đến hết nhiệm kỳ của người đó tại ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Theo Khoản 4 Điều 177 Bộ luật lao động số 56/2019/QH14 ngày 20/11/2019). Ví dụ: Phó chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn tại cơ sở có hợp đồng lao động xác định thời hạn là 03/05/2020. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tại Công đoàn của người lao động này là 2018-2023. Người sử dụng lao động bắt buộc phải gia hạn hợp đồng cho người lao động đến khi người này hết nhiệm kỳ Phó chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn vào năm 2023. Quy định này nhằm đảm bảo sự cân bằng quyền lực giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động, do hai chủ thể này có thể có các lợi ích đối lập nhau nên nếu có bất đồng, tranh chấp xảy ra giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động, tổ chức đại diện người lao động, thì người sử dụng lao động có thể mong muốn lợi dụng việc hết hạn hợp đồng lao động của thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để trốn tránh giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Đối với các trường hợp hợp đồng lao động khoán, đối tượng của hợp đồng lao động là một hoặc một số công việc chính xác, khi đạt đến một mức độ thành quả của công việc theo thỏa thuận thì được coi như hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Khi hoàn thành công việc theo hợp đồng, tức là người lao động hoàn thành nghĩa vụ của mình trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động phải hoàn thành nốt các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng như trả tiền lương, khi đó quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chấm dứt.
Khi cả người lao động và người sử dụng lao động đều không muốn, hoặc có lý do để không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động thì hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, dù hợp đồng có thể chưa hết hạn. Đối với trường hợp này, người lao động vẫn được nhận trợ cấp thôi việc, đồng thời hai bên có thể thỏa thuận trao đổi về các vấn đề khác như tiền lương và phụ cấp trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do sau xét xử (Bị cáo không có tội; Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo; Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam), tức là trong thời gian bị quản thúc trong tù, bị hạn chế quyền công dân, không được đi lại tự do. Ngoài ra, người lao động còn vi phạm vấn đề đạo đức, có thể không phù hợp cho môi trường làm việc. Vì vậy chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động thuộc trường hợp này là hợp lý.
Người lao động bị tuyên án tử hình cũng không thể thực hiện tiếp công việc trong hợp đồng lao động do bị giam giữ chờ thi hành án tử hình và chết sau khi thi hành án tử hình. Vì vậy hợp đồng lao động phải chấm dứt.
Người bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tức là đã có vi phạm nghiêm trọng liên quan đến công việc ghi trong hợp đồng, ngoài ra thời gian bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng có thể dài theo năm, nên phải chấm dứt hợp đồng lao động đối với những lao động này.
Người lao động là người nước ngoài khi đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tức là người này đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính hoặc phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Như vậy, người lao động bị trục xuất đều có vi phạm về pháp luật hoặc gây nguy hiểm cho cộng đồng người Việt Nam, đồng thời những người này sau khi bị trục xuất không thể tiếp tục thực hiện công việc tại Việt Nam nên phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi một người đã chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết, người đó không thể thực hiện các công việc hay nghĩa vụ trong hợp đồng, đồng thời các quan hệ pháp luật khác cũng phải chấm dứt trừ nghĩa vụ trả nợ.
Một người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi vẫn có thể tham gia vào quan hệ lao động. Nhưng người mất năng lực hành vi dân sự không thể trực tiếp tham gia vào bất cứ các quan hệ dân sự (mở rộng) nào trong đó có quan hệ lao động.
Trường hợp này, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, vẫn được nhận trợ cấp thôi việc.
Đây là trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện được các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng lao động do sự thay đổi từ người sử dụng lao động.
- Đối với người sử dụng lao động là cá nhân, tương tự như đối với người lao động, người này không thể thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng lao động nếu chết, bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, chết.
- Đối với người sử dụng lao động không là cá nhân (tổ chức theo nghĩa rộng), người sử dụng lao động chấm dứt hoạt đồng giống với một cá nhân chết, không thể tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ khi không còn tồn tại. Khi không có người đại diện theo pháp luật, không có người ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, thì không còn người đại diện cho người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng trong hợp đồng lao động, dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi có các hành vi được quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019. Đối với các trường hợp này, người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng lao động, nội quy lao động của người sử dụng lao động nên bị xử lý kỷ luật sa thải. Khi bị sa thải, người lao động không được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Đây là trường hợp người lao động có hành vi pháp lý đơn phương mà không có sự thỏa thuận cùng người sử dụng lao động. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động trong thời hạn nhất định, trừ một số trường hợp không phải báo trước của được quy định tại Bộ luật lao động năm 2019.
Đây là trường hợp người sử dụng lao động có hành vi pháp lý đơn phương mà không có sự thỏa thuận cùng người lao động. Khác với người lao động, người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nhất định, đồng thời cũng có các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Về việc thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động cũng phải thông báo cho người lao động trong thời hạn nhất định trừ hai trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019.
Đây là trường hợp xuất phát từ người sử dụng lao động. Khi người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế và không thể giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động thì phải cho người lao động thôi việc. Khi người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, đối tượng của hợp đồng lao động là công việc có thể không còn nữa, do đó người sử dụng lao động phải cho người lao động thôi việc. Trong hai trường hợp này, người lao động được nhận trợ cấp mất việc làm.
Khi giấy phép lao động hết hiệu lực (Giấy phép lao động hết thời hạn; Chấm dứt hợp đồng lao động; Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp; Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp; Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt; Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động; Giấy phép lao động bị thu hồi) người sử dụng lao động không được phép lao động tại Việt Nam, không có tư cách chủ thể để trở thành người lao động, vì vậy không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, nên phải chấm dứt hợp đồng.
Kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người thử việc. Nếu không đạt yêu cầu, hợp đồng lao động có nội dung thử việc cũng chấm dứt, người lao động và người sử dụng lao động không phải bồi thường cho nhau, nhưng đồng thời người lao động cũng không được nhận trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm.
Như vậy, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định rất chi tiết trong Bộ luật lao động năm 2019, có sự liên kết chặt chẽ với các quy định của các ngành luật khác như luật hình sự, luật dân sự.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh