2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giấy phép lao động có hiệu lực, do vậy cũng xảy ra các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực. Các trường hợp nào giấy phép lao động hết hiệu lực? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này:
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ: Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy phép lao động là văn bản thể hiện sự cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.
Lao động nước ngoài thuộc diện giấy phép lao động là những đối tượng lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại quốc gia nào đó (như Việt Nam) bắt buộc phải được cấp giấy phép lao động. Về cơ bản, công dân nước ngoài sang làm việc ở nước khác sẽ phải có giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động. Trường hợp những lao động này không có giấy phép lao động sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất khỏi nước đó.
Cấp giấy phép lao động lần đầu
Để được cấp giấy phép lao động phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Những điều kiện này bao gồm cả điều kiện chung để Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và điều kiện về thủ tục tuyển dụng (như có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng lao động nước ngoài). Điều kiện để Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động là:
i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
ii) Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc;
iii) Là nhà quản lí, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kĩ thuật;
iv) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
v) Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng Người lao động nước ngoài.
Điều kiện để cấp lại giấy phép lao động
Việc cấp lại giấy phép lao động được áp dụng trong 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là giấy phép lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu, địa điểm làm việc và trường hợp thứ hai là giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Theo Điều 156 Bộ luật lao động năm 2019, có 08 trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực:
Đây là trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực phổ biến nhất. Khi người lao động tiến hành thực hiện công việc tại Việt Nam, người lao động được cấp giấy phép lao động căn cứ theo thời hạn hợp đồng lao động dự kiến, thời gian dự kiến thực hiện công việc tại Việt Nam nên giấy phép lao động luôn có thời hạn nhất định. Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019:
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm..
Sau khi hết thời hạn này, nếu người lao động không xin gia hạn thì giấy phép lao động hết hạn, người lao động không được tiếp tục làm việc tại Việt Nam trừ trường hợp xin cấp giấy phép lao động mới.
Một trong các căn cứ đầu tiên để xác định thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động tại nước ngoài là thời hạn dự kiến của hợp đồng lao động và thỏa thuận thông qua hợp đồng giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. Khi các hợp đồng này kết thúc, mục đích làm việc tại Việt Nam của người lao động cũng kết thúc. Do vậy mà hiệu lực của hợp đồng lao động chấm dứt thì hiệu lực của giấy phép lao động kết thúc. Lúc này giấy phép lao động sẽ bị thu hồi theo quy định tại khaonr 1 điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của chính phủ.
Nội dung chính của giấy phép lao động bao gồm thông tin cá nhân của người lao động (họ, tên người lao động, quốc tịch, hộ chiếu), người sử dụng lao động của người lao động, nơi làm việc, vị trí công việc, chức danh công việc, thời hạn giấy phép. Một trong các thông tin này không khớp với hợp đồng lao động có thể dẫn đến giấy phép lao động đã được cấp hết hiệu lực. Do căn cứ xác định thời hạn lao động của người lao động nước ngoài tại Việt Nam là công việc, vị trí công việc, nơi làm việc, khi các thông tin này sai lệch, tức là các căn cứ để xác định thời hạn giấy phép lao động là sai dẫn đến giấy phép lao động bị hết hiệu lực.
Trường hợp này cũng tương tự trường hợp trên, nhưng khi người lao động làm việc tại Việt Nam không dựa trên căn cứ hợp đồng lao động mà dựa trên hoạt động cử đi làm việc của người sử dụng lao động nước ngoài. Trên thực tế, thời hạn trên giấy phép vẫn căn cứ vào công việc mà người lao động được cử đi thực hiện (đàm phán thực hiện hợp đồng, công việc mà người sử dụng lao động chỉ định,...). Ngoài ra giấy phép lao động có vai trò quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nên nếu người lao động không thực hiện đúng công việc trong nội dung của giấy phép lao động thì giấy phép lao động không đạt được ý nghĩa và vai trò của nó nữa, dẫn đến hết hiệu lực.
Trong trường hợp này, hợp đồng giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài chấm dứt hiệu lực. Khi căn cứ để người lao động được tổ chức, người sử dụng nước ngoài cử về Việt Nam thực hiện công việc không còn, tức là công việc mà người lao động thực hiện tại Việt Nam đã không còn tồn tại, thì giấy phép lao động hết hiệu lực, dù chưa hết hạn ghi trong giấy phép lao động.
Trường hợp này người lao động được người sử dụng nước ngoài cử về Việt Nam làm việc theo thời hạn nhất định. Bản thân người lao động cũng thuộc sự điều hành, quản lý của người sử dụng lao động nên khi người sử dụng lao động điều chuyển người lao động đi thực hiện công việc khác, hay thôi cử người lao động làm việc tại Việt Nam nữa thì cũng là hoạt động nội bộ của người sử dụng lao động. Khi có văn bản thông báo từ phía nước ngoài thôi cử người lao động nước ngoài thực hiện công việc tại Việt Nam, thì người lao động đã không còn được thực hiện các công việc được chỉ định tại Việt Nam nữa. Đây là căn cứ để chấm dứt hiệu lực của giấy phép lao động.
Trong trường hợp người lao động thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, hoặc được cử đi để thực hiện công việc với doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phía Việt Nam chấm dứt hoạt động nghĩa là hợp đồng lao động hết hiệu lực, chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tương tự, khi doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam chấm dứt hoạt động, công việc hợp tác, đối tác của người lao động cũng không còn, vì vậy giấy phép lao động hết hiệu lực, dù thời hạn trên giấy phép vẫn còn.
Theo Điều 20 Nghị định 152/2019/NĐ-CP ngày 20/11/2019 của Chính phủ, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động trong các trường hợp sau:
- Các trường hợp hết hiệu lực trên
- Người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 152/2019/NĐ-CP ngày 20/11/2019 của Chính phủ
- Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông thường phải có giấy phép lao động. Tuy nhiên, có một số đối tượng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ không phải xin cấp giấy phép lao động. Song để quản lí cũng như tránh tình trạng lao động nước ngoài không đủ điều kiện vào làm việc “chui” tại Việt Nam, các đối tượng lao động này tuy không phải xin giấy phép lao động nhưng phải xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc họ không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác nhận Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là sở lao động - thương binh và xã hội. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, có thể gồm: văn bản đề nghị xác nhận Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; danh sách trích ngang về Người lao động nước ngoài với nội dung; các giấy tờ để chứng minh Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Trong thời hạn quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền có văn bản xác nhận gửi Người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lí do.
Trục xuất lao động nước ngoài được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại buộc Người lao động nước ngoài phải ra khỏi lãnh thổ của nước đó. Đây được xem là một trong những chế tài nghiêm ngặt đối với Người lao động nước ngoài trong trường hợp họ có vi phạm pháp luật của nước sở tại. Mục đích của việc trục xuất là nhằm đảm bảo an ninh việc làm cho lao động trong nước cũng như lao động nước ngoài, đồng thời đảm bảo sự quản lí của nhà nước trong lĩnh vực lao động và an ninh trật tự công cộng nói chung. Tuy nhiên, không có nghĩa mọi hành vi vi phạm pháp luật của Người lao động nước ngoài đều bị áp dụng biện pháp này. Thông thường việc trục xuất lao động nước ngoài về nước sẽ được áp dụng đối với những vi phạm mang tính nghiêm trọng như trường hợp lao động đó không đủ điều kiện vào làm việc tại nước sở tại (lao động bất hợp pháp hay còn gọi là lao động “chui”) và việc trục xuất phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trục xuất lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam buộc Người lao động nước ngoài phải ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trục xuất lao động nước ngoài được coi là chế tài áp dụng đối với Người lao động nước ngoài trong trường hợp họ có những vi phạm pháp luật Việt riêng. Người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất ñồng trường hợp đối tượng đó thuộc diện phải có giấy phép lao động nhưng lại không có giấy phép lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh